Giật mình với 9 nguyên nhân khiến trẻ bị ho và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng ho ở trẻ

Ho là 1 loại triệu chứng thường gặp ở trẻ khi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Vì vậy bố mẹ phải luôn luôn theo dõi và để ý tới các biểu hiện của bé để kịp thời chữa trị cho bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chữa ho cho trẻ không hề đơn giản vì bé còn quá nhỏ, chưa thể nói ra tình trạng của mình cũng như việc sử dụng thuốc là điều không nên. Bài viết này mách mẹ nguyên nhân khiến trẻ bị ho và cách chăm sóc, điều trị cho trẻ bị ho cực kì hiệu quả. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

9 Nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho:

Ho là một triệu chứng dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải là một loại bệnh rõ ràng. Mà ho còn có thể là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho nên bố mẹ cần lưu ý để kịp thời chữa trị như sau:

1. Khi thời tiết trở mùa, bé bị cảm lạnh:

  • Trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, nhiệt độ cơ thể tăng, sốt cao kèm theo ho có đờm, hơi thở nhanh nhưng không có tiếng khò khè. Trẻ bị ho có cơn ho kéo dài từ 7-10 ngày có khi dài ngày hơn.

2. Cảm cúm khiến trẻ bị ho:

  • Triệu chứng của bé khi bị cảm cúm là người bé có dấu hiệu mệt mỏi, bơ phờ, sổ mũi, sốt và có khi còn bị nôn sau khi bé ăn xong. Trẻ bị ho khan, khản giọng, ho gắt cả ngày lẫn đêm. Điều này cho thấy bé đã bị cảm cúm, mẹ nên hạ sốt cho bé và đưa bé tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

3.  Trẻ bị dị ứng với thuốc lá, không khí ô nhiễm

  • Nhiều trẻ bị ho khi hít phải bụi bẩn trong không khí khi ra đường hoặc lông súc vật, khói thuốc lá. Có triệu chứng chảy nước mũi hoặc ngạt mũi kèm theo ho.
    Triệu chứng ho ở trẻ
    Hình minh họa: Trẻ bị ho, nguyên nhân và cách điều trị

4. Trẻ bị viêm tắc thanh quản:

  • Trẻ ho khi bị viêm tắc thanh quản thường có tiếng ho trầm hơn. Vì do có 1 loại vi-rút gây thở khó khăn và làm hẹp khí quản gây ra cho trẻ. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị ho này không nguy hiểm nhiều nhưng tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị đúng cách.

5. Viêm phổi:

  • Trẻ có triệu chứng đau rát cổ họng, đau lưng đau chân, sốt, sổ mũi, khản giọng, buồn nôn thì nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị ho do là do virus đã xâm nhập và tấn công trực tiếp vào đường hô hấp của trẻ. Vi-rút khiến phế quản của trẻ bị nhiễm trùng gây viêm dẫn đến việc trẻ bị ho.

6. Hen suyễn:

  • Khi bị hen suyễn, bé ho vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Ngoài việc trẻ bị ho còn kèm theo triệu chứng tức ngực, thở khó khăn, tiếng ho khò khè rất khó chịu. Nếu trong gia đình có người có tiền sử bị bệnh hen suyễn, rất có thể việc trẻ bị ho là do di truyền.
    Nguyên nhân khiến trẻ bị ho
    Hình minh họa: Trẻ bị ho có rất nhiều nguyên nhân gây nên

7. Trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến việc trẻ bị ho:

  • Vì cơ thể và sức đề kháng của bé còn yếu nên dễ mắc căn bệnh này hơn người lớn. Cơ giữa thực quản và dạ dày của bé không mạnh như bố mẹ nên dẫn đến việc axit bị trào ngược dẫn đến các cơn ho.
  • Nếu gặp bệnh này bé có triệu chứng ho khàn, ho khò khè và dai dẳng, có khi còn nặng hơn nếu bé nằm xuống. Bé có hiện tượng buồn nôn hoặc ợ khi nuốt thức ăn.

8. Trẻ bị bệnh ho gà:

  • Hiện nay, bệnh ho gà là loại bệnh phổ biến và đã có thể khắc phục bằng thuốc, tuy nhiên các mẹ không vì thế mà lơ là bỏ qua nguyên nhân khiến trẻ bị ho này. Có một loại vi khuẩn lây nhiễm tấn công khiến cho cổ họng, khí quản và phổi của trẻ bị viêm dẫn tới việc trẻ bị căn bệnh ho gà.
  • Triệu chứng của bệnh ho gà là trẻ ho liên tục từ 25-30 lần rồi cố gắng thở sâu cho cơn ho tiếp theo. Biểu hiện để mẹ nhận biết sớm bệnh ho gà ở trẻ là bé có tình trạng cảm lạnh nhưng không sốt cao, bị hắt hơi, sổ mũi và ho ít ho nhẹ khoảng vài tuần trước đó cho đến khi trẻ bị ho kéo dài từng cơn, ho khan, ho dữ dội, khô khốc và nghe hao hao như tiếng gà gáy.
  • Đây là một loại bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ, vì vậy mẹ cần phát hiện sớm và kịp thời đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chữa trị.

9. Trẻ bị ho khi nuốt hoặc hít phải vật lạ:

  • Trường hợp này phổ biến đối với trẻ nhỏ khi bé chưa thể kiểm soát được những thứ bé hít vào. Có thể là bụi, mẩu nhựa, lông động vật, mẩu thức ăn….Nếu bé có tình trạng bị ho kéo dài không rõ nguyên nhân kèm thêm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong kèm theo ho dai dẳng thì khả năng rất cao bé đã hít phải vật lạ rơt vào phổi bé gây ra tình trạng viêm nhiễm ở phổi khiến trẻ bị ho.
  • Trường hợp này mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ yêu cầu chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
    nguyên nhân gây ho ở trẻ
    Hình minh họa: Co rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Chăm sóc khi trẻ bị ho:

  • Mẹ nên thường xuyên cho trẻ đeo khẩu trang hoặc che chắn kĩ cho bé khi ra ngoài, bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Không cho bé lại gần môi trường có mùi, khói thuốc lá.
  • Không nên cho bé tiếp xúc với chó, mèo hoặc động vật có lông khác.
  • Giữ ấm cho trẻ để đề phòng nhiễm lạnh dẫn tới việc trẻ bị ho.
  • Khi trẻ bị ho và có các triệu chứng không khỏe mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc ho, thuốc kháng sinh, thuốc ức chế ho và siro các loại mà phải đưa bé tới cơ sở y tế, bệnh viện để chuẩn đoán, tư vấn và điều trị.
  • Nếu điều trị theo toa của bác sĩ, mẹ không nên ngừng lại khi trẻ có dấu hiệu giảm ho.

Nếu trẻ có dấu hiệu ho nhẹ, mẹ có thể áp dụng mốt số cách điều trị dân gian sau đây để giảm bớt cơn ho cho bé, vừa an toàn lại hiệu quả:

+ Dùng nước ấm:

  • Khi trẻ bị ho, mẹ nên cho trẻ uống nước ấm vì nước ấm có công dụng làm sạch các chất nhầy từ mũi ở trong cổ họng của bé, ngăn tiết dịch này gây kích ứng cho cổ họng. Điều này làm dịu cổ họng, giảm đau rát và cơn ho của trẻ cũng dần dịu đi.
  • Liều lượng: Theo chỉ dẫn của Học viện Nhi Hoa Kì, các mẹ nên cho trẻ bị ho uống từ 3-4 muỗng nước ấm, ngày uống khoảng 3-4 lần để giảm bớt triệu chứng ho đối với trẻ em từ 3-12 tháng tuổi.

+ Làm sạch mũi cho trẻ:

  • Vì trẻ còn nhỏ, chưa có thể tự làm sạch mũi cho mình được nên mẹ phải cố gắng làm sạch các chất nhầy có trong mũi cho bé. Mẹ có thể hút mũi hoặc dùng nước muối sinh lý chuyên dụng của nhà thuốc để làm dịu các kích ứng trong mũi của bé, làm sạch các chất nhầy có thể gây triệu chứng ho ở trẻ.

+ Dùng mật ong:

  • Loại mật ong nguyên chất, tinh khiết có tác dụng kháng khuẩn và trị ho được các mẹ từ xưa sử dụng rất hiệu quả. Ngoài ra, độ dịu ngọt của mật ong cũng làm kích thích tiết nước bọt ở trẻ, giúp trẻ bớt đau rát họng, giảm ho.

Liều lượng:

  • Đối với trẻ từ 2-5 tuổi, mẹ cho bé uống 1/2 thìa cafe mật ong.
  • Đối với trẻ từ 6-11 tuổi, mẹ chỉ nên dùng 1 thìa cafe.
  • Và 2 thìa cafe mật ong cho trẻ trên 12 tuổi.

Khuyến cáo: Vì trẻ em dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên dùng mật ong cho trẻ khi trẻ bị ho mẹ nhé.

chữa ho cho trẻ bằng cách truyền thống
Hình minh họa: Điều trị ho cho trẻ bằng các phương pháp dân gian

+ Chữa ho cho bé bằng quả lê:

  • Quả lê là một loại trái cây bổ dưỡng và rất phổ biến ở Việt Nam, vì vậy chữa ho cho trẻ bằng quả lê là phương pháp dễ dàng, hiệu quả, lại tốt cho sức khỏe của bé.
  • Đầu tiên mẹ cần chọn loại lê mọng, tươi, nhiều nước, nên chọn lê ở nguồn an toàn, các cửa hàng trái cây sạch để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe cho bé.
  • Sau khi chọn lê, mẹ sửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tốt nhất mẹ nên dùng máy ép, ép lấy nước lê cho bé uống.
  • Liều lượng: Để chữa ho cho trẻ, mỗi ngày mẹ cho trẻ dùng từ 4-5 lần, mỗi lần khoảng 3 đến 4 muỗng cafe nước lê. Nếu mẹ dùng đều đặn và đúng cách, cơn ho ở trẻ sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

+ Dùng hạt chanh:

  • Chanh cũng là loại quả phổ biến trong đời sống hàng ngày của gia đình, ngoài việc sử dụng nước chanh, hạt chanh cũng có công dụng rất tốt trong đó có chữa trị ho cho trẻ.
  • Mẹ chọn quả chanh sạch, bổ lấy hạt rồi nghiền nát, chưng cách thủy với đường phèn sau đó cho bé uống.
  • Liều lượng: mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần cho bé uống 1 thìa để trị ho cho trẻ.

+ Hoa đu đủ đực:

  • Hoa đu đủ đực dễ kiếm ở các vùng quê, ở thành phố hiếm hơn. Tuy nhiên hoa đu đủ đực cũng là một thành phần có thể trị ho cho trẻ.
  • Mẹ chọn 10 bông hoa đu đủ đực rửa thật sạch bỏ vào chén rồi đem chưng cách thủy với 2 thìa đường phèn, sau đó cho bé uống. Đường các mẹ có thể hòa tan trong nước ròi chưng cũng được.
  • Liều lượng: cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần cho bé uống 1 thìa để trị ho cho trẻ.

+ Trị ho cho trẻ bằng lá hẹ:

  • Ngoài lê, hoa đu đủ và hạt chanh thì lá hẹ cũng có tác dụng chữa trị ho cho trẻ.
  • Mẹ mua lá hẹ về, rửa sạch, để ráo, sau đó bỏ vào chén đem chưng cách thủy với đường phèn rồi lọc lấy nước cốt để chữa ho cho trẻ.
  • Liều lượng: cho trẻ uống 2-3 lần ngày, mỗi lần uống 1 thìa để bảo đảm cơn ho dứt điểm.

(Nguồn: meVanshop.com Tổng hợp)

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.