Điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh

Tư vấn từ chuyên gia để điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh hiệu quả hơn

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh càng ngày càng phổ biến ở phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm ở mẹ sau sinh chủ yếu xoay quanh vấn đề trong cuộc sống của mẹ sau sinh, tâm lí bất ổn,… Nếu không được thấu hiểu từ người thân cũng như chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Không những không tốt cho mẹ, trầm cảm sau sinh còn ảnh hưởng rất xấu tới con trẻ. Bài viết này chia sẻ với mọi người cách triều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh. Cùng tham khảo nhé!

Để điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bố, gia đình, chuyên gia (bác sĩ) và đặc biệt là bản thân mẹ sau sinh. Có những cách điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh như sau:

điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh
Hình minh họa: Người thân hỗ trợ điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh

1. Hỗ trợ từ người thân

– Gia đình của mẹ sau sinh bị trầm cảm đặc biệt là bố phải chắc chắn rằng mẹ đang tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

– Nếu dùng hết đơn thuốc mà bệnh không thuyên giảm, gia đình phải khuyên mẹ đến bác sĩ khám lại và đề nghị đổi đơn thuốc hoặc cách điều trị.

– Người thân cần hiểu và thông cảm cho các triệu chứng, hành động của mẹ trong thời gian bị bệnh. Sự thấu hiểu và động viên của gia đình là nguồn động lực lớn cho mẹ, giúp mẹ hồi phục nhanh chóng.

– Không nên đối xử với mẹ như người bệnh, tốt nhất đừng làm phiền mẹ nhiều chỉ nên trò chuyện nhẹ nhàng.

– Nếu mẹ cảm thấy trong người mệt mỏi, phải để mẹ nghỉ ngơi. Nếu mẹ khỏe hơn hãy để mẹ làm những điều mẹ thích.

– Phải ghi nhớ rằng, các triệu chứng của trầm cảm không phải là bệnh. Hãy để mẹ cảm thấy yên tâm nhất có thể, nên có một người mẹ tin tưởng bên cạnh cùng trò chuyện với mẹ.

2. Điều trị trầm cảm bằng thuốc

 Điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh bằng thuốc hiệu quả
Hình minh họa: Điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh bằng thuốc

– Nếu mẹ cảm thấy mình có những dấu hiệu bất thường sau sinh, nghi ngờ bị trầm cảm thì tốt nhất đến bác sĩ khám ngay. Còn không phải mời bác sĩ tới khám tại nhà.

– Nên cố gắng nói hết ra những triệu chứng bất thường của cơ thể. Điều này sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh tốt và chính xác hơn.

– Yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc chính xác theo triệu chứng mẹ gặp phải. Có thể là đơn thuốc an thần, thuốc thông thường hoặc thuốc chống trầm cảm.

– Nếu mẹ cảm thấy thuốc an thần hiệu quả không cao, hãy quay lại bác sĩ và yêu cầu đổi thuốc. Nếu mẹ dùng thuốc chống trầm cảm sẽ có triệu chứng khô miệng và rất buồn ngủ.

– Nếu hết liệu trình thuốc mà tình hình không khá hơn hoặc cảm thấy khó chịu, hãy yêu cầu đổi thuốc hoặc kê đơn liều cao hơn.

– Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc mẹ cũng nên cân bằng chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý. Cần bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như vitamin B tổng hợp.

– Nếu dùng thuốc có hiệu quả, mẹ không nên tự ý rút ngắn thời gian chữa, vì trầm cảm sau sinh cần được kéo dài thời gian để trị dứt điểm hoàn toàn.

– Nếu đã phục hồi, mẹ hết liệu trình thuốc, các triệu chứng lại quay trở lại mẹ nên đến gặp bác sĩ.

– Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng đơn thuốc từng kê và giảm dần mức độ để tránh trường hợp bệnh tái phát.

3. Tư vấn từ chuyên gia

Tư vấn từ chuyên gia để điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh hiệu quả hơn
Hình minh họa: Tư vấn từ chuyên gia

– Các chuyên tư vấn có thể giúp ích cho việc chữa trị.

– Nếu mẹ sau sinh bị trầm cảm nhẹ, việc tư vấn có thể được chữa khỏi.

– Nếu bệnh nặng vừa dùng thuốc vừa tư vấn cũng hiệu quả hơn rất nhiều.

– Tần suất tư vấn có thể là 1 đến 2 lần trên một tuần, có thể nhiều hơn.

4. Sự cố gắng của bản thân mẹ sau sinh

– Điều quan trọng nhất để phục hồi nhanh là bản thân mẹ phải suy nghĩ tích cực hơn nữa, rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

– Phải hiểu rằng những cơn đau nhức xảy ra với hầu hết các mẹ sau sinh, điều đó là bình thường.

– Cần phải thư giãn và không nên suy nghĩ tiêu cực.

– Nếu mẹ cảm thấy không ổn hãy tìm một người tin tưởng nhất để chia sẻ và trò chuyện.

– Mẹ nên nghỉ ngơi, không nên gượng ép làm những việc mình không muốn hoặc cảm thấy khó chịu.

Mẹ sau sinh nên có chế độ ăn dinh dưỡng
Hình minh họa: Mẹ sau sinh nên có chế độ ăn dinh dưỡng

– Nếu mẹ quá mệt, cần ngủ vào ban đêm hãy hút sữa để sẵn và nhờ người thân cho con bú. Không nên gồng gượng thức khuya.

– Đừng quên ăn uống đầy đủ, cung cấp nhiều chất sinh dưỡng để tâm trạng tích cực hơn. Nếu để hạ đường huyết, tình trạng sẽ rất tệ.

– Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc lợi sữa, tốt cho cả mẹ và bé. Tình trạng sẽ được cải thiện nếu mẹ ít sữa.

5. Phòng tránh bệnh trầm cảm cho mẹ sau sinh

– Gia đình nên trò chuyện, động viên và giúp mẹ tìm hiểu về việc chuyển dạ và các cơn đau sau sinh để mẹ hiểu hơn.

– Hướng dẫn kĩ hơn cho mẹ về phương pháp và lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ.

– Nên sử dụng Progresterone liều cao cho mẹ sau sinh bằng việc tiêm liều giảm dần trong vòng 8 ngày. Sau đó mẹ sau sinh sử dụng Progresterone cho đến lúc kinh nguyệt trở lại.

– Bản thân mẹ nên tự tìm hiểu về triệu chứng và biểu hiện của bệnh này để tìm biện pháp phòng chống.

– Mẹ nên tìm những việc sau sinh có thể làm để giảm bớt căng thẳng như viết nhật kí, xem phim hài, đọc sách về chăm sóc mẹ và bé sau sinh, trồng cây hoặc đan thêu nhẹ nhàng,…

– Tập suy nghĩ tích cực từ khi mang thai và tập quen với điều đó.

Trên đây là cách điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh, một triệu chứng rất nguy hiểm cho mẹ sau khi sinh em bé. Nguồn tài liệu được tham khảo từ một bệnh viện phụ sản rất uy tín, các mẹ yên tâm nhé!

Chúc các mẹ hãy luôn mạnh mẽ, khỏe mạnh để sinh ra một em bé đáng yêu, thông minh và gia đình luôn hạnh phúc.

>>Có thể mẹ quan tâm:

>Mẹ nên đọc: 

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.