Báo động! 8 triệu chứng bệnh trầm cảm ở mẹ sau sinh

Triệu chứng trầm cảm ở mẹ sau sinh cần được cải thiện

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Trầm cảm đang là căn bệnh hàng loạt mẹ sau sinh đang mắc phải tới mức báo động. Gần đây nhiều trường hợp mẹ sau sinh mắc chứng trầm cảm đã để lại hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vậy làm cách nào để phát hiện sớm chứng trầm cảm ở mẹ sau sinh để kịp thời khắc phục? Hôm nay mevanshop.com xin chia sẻ với mọi người những biểu hiện mẹ sau sinh bị trầm cảm cần được đặc biệt quan tâm.

Nguyên nhân đãn tới trầm cảm ở mẹ sau sinh
Hình minh họa: Nguyên nhân trầm cảm ở mẹ sau sinh

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh

Trầm cảm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như:

– Rối loạn nội tiết tốt sau sinh

– Ảnh hưởng hoặc có áp lực từ gia đình: có sự mâu thuẫn với gia đình ở nhiều vấn đề trong cuộc sống.

– Áp lực hăm sóc con : rất nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, bất an khi chưa có kinh nghiệm chăm sóc con

– Vấn đề về tài chính khó khăn

– Thậm chí là sự vô tâm của chồng

Những trường hợp này cần được người thân chăm lo, săn sóc chu đáo để mẹ sau sinh ổn định lại tinh thần sớm nhất có thể.

 Mẹ nên được gặp bác sĩ nếu có biểu hiện trầm cảm
Hình ảnh minh họa: Mẹ nên được gặp bác sĩ nếu có biểu hiện trầm cảm

Triệu chứng:

1. Suy nhược cơ thể

Đây là biểu hiện rất nhiều mẹ sau sinh gặp phải.Tăng cân, cơ thể suy nhược, đau khổ, nỗi vô vọng tăng dần. Có mẹ còn khóc lóc cả ngày, mệt mỏi không có lí do. Cảm thấy bị chồng, người thân bỏ rơi, thường suy nghĩ vẩn vơ, bần thần.

Những việc này khiến mẹ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thơ với việc nhà, chăm sóc con, không muốn vệ sinh cơ thể, chải chuốt cho bản thân.

2. Lo lắng

Sau sinh, sức khỏe của mẹ rất yếu dễ sinh ra những suy nghĩ tiêu cực. Mẹ thường rất hay lo lắng, nhất là lo cho sức khỏe của bản thân.

Họ dễ rơi vào ảo giác, cảm thấy đau rất nhiều ở đâu đó trên cơ thể nhưng khi bác sĩ khám lại không thể tìm ra nguyên nhân. Cơn đau này thường xảy ra ở đầu và ở cổ. Một số khác đau lưng, bụng, đau ngực hoặc một số bộ phận khác.

Họ thường than phiền và lo lắng về sức khỏe càng nhiều khiến họ bị stress càng tăng thêm.

Biểu hiện rõ nhất là họ cảm thấy đau, có bệnh, sẽ rất trầm trọng nếu không được chữa trị. Nhiều bà mẹ thu mình lại, từ chối giao tiếp, trả lời điện thoại hay thư từ, gia đình nên gọi bác sĩ tới nhà thay vì đưa mẹ đi bệnh viện.

3. Hoảng hốt

Mẹ sau sinh rất dễ giật mình hoảng hốt với nhiều tình huống xảy ra thường ngày, như tiếng động mạnh, cãi vã, xô xát,…Tránh để mẹ gặp phải những tình huống khiến họ dễ bị stress.

4. Căng thẳng

Trầm cảm là căn bệnh dễ xuất phát từ căng thẳng. Những bà mẹ sau sinh bị trầm cảm thường bị căng thẳng trước đó, khiến bệnh càng nặng hơn. Các mẹ thường có cảm giác như muốn bùng lên, muốn nổ tung, không thể thư giãn được.

Loại căng thẳng xảy ra ở phụ nữ sau sinh là một biểu hiện của trầm cảm, thuốc an thần không có tác dụng.

triệu chứng mẹ sau sinh bị trầm cảm
Hình minh họa: Triệu chứng trầm cảm ở mẹ sau sinh

5. Cảm giác ám ảnh

Nhiều lúc chỉ vì một tình huống, một hoạt động hay có thể là một gười nào đó cũng khiến mẹ sau sinh bị ám ảnh. Có người đôi lúc trở nên sợ hãi, hoặc tin rằng mình có thể gây hại cho gia đình, đặc biệt là con.

Những nỗi sợ hãi này chính là triệu chứng thường gặp của căn bệnh trầm cảm sau sinh, thường sẽ di kèm cảm giác tội lỗi.

Thường không có nguyên nhân cụ thể cho trường hợp này, nhưng nếu mẹ sợ rằng có thể ảnh hưởng tới con, hãy trò chuyện với người thân và đi gặp bác sĩ ngay.

6. Bị mất tập trung

Nếu mẹ có triệu chứng mất tập trung khi đọc sách, xem ti vi hay thậm chí khi trò chuyện thì mẹ rất có thể đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Họ thường thấy trí nhớ kém đi, nhiều khi không thể sắp xếp được suy nghĩ của bản thân, luôn nghĩ rằng họ có cảm giác rất tồi tệ.

7. Rối loạn giấc ngủ

Khó ngủ là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Mẹ thường bị thao thức tới gần sáng, không ngủ được chút nào. Có người còn không ngủ liên tục mấy ngày, dễ bị thức giấc lúc nửa đêm, đôi khi còn gặp cả ác mộng và rất khó để ngủ lại.

Nhiều mẹ thường cảm thấy stress vào buổi tối, rất dễ bị mất ngủ triền miên. Bác sĩ đã kê đơn thuốc ngủ liều cao nhưng vẫn không có tác dụng. Điều này sẽ khiến nhiều mẹ cảm thấy thất vọng với bản thân.

Triệu chứng trầm cảm ở mẹ sau sinh cần được cải thiện
Hình minh họa: Triệu chứng trầm cảm ở mẹ sau sinh

8. Tình dục

Một bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường dễ xảy ra tình trạng không còn hứng thú với tình dục, có thể kéo dài một thời gian. Các ông bố nên tìm hiểu lí do, thông cảm và phải biết rằng đây cgir là triệu chứng của bệnh mà thôi.

Vấn đề này sẽ được giải quyết nếu mẹ hết trầm cảm, các bố nên kiên nhẫn, an ủi vợ để vợ nhanh phục hồi. Nên giúp mẹ thấy thoải mái bằng các hành động đụng chạm nhẹ, vuốt ve, âu yếm,…

* Tổng hợpc triệu chứng tâm lý: 

gia đình nên quan tâm mẹ hơn để tránh mắc trầm cảm sau sinh
Hình minh họa: Mẹ cần được bố và gia đình quan tâm sau sinh

– Tâm trạng trở nên buồn bã

– Không còn hứng thú hoạt động

– Cảm giác tội lỗi và vô dụng

– Rất khó để tập trung hay không thể quyết đoán

– Rất hay suy nghĩ về cái chết và ý định tự tử

– Cân nặng thay đổi, khẩu vị thay đổi

– Bị chứng mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều

– Rất chậm trong suy nghĩ và cả hành động hay phản ứng

– Cảm giác mệt mỏi, thiếu sinh lực, thiếu sức sống.

Trên đây là những triệu chứng tâm lý mẹ thường gặp, dễ mắc phải căn bệnh trầm cảm sau sinh. Các bà mẹ, ông bố và gia đình người thân cần quan tâm, chăm sóc nếu các mẹ có những biểu hiện này. Giúp các mẹ vượt qua gia đoạn khó khăn để nuôi con tốt, dạy con ngoan nhé!

>>Có thể mẹ quan tâm

>>Mẹ nên đọc:

 

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.