bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh và lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến vào thời điểm giao mùa và thường gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có 2 thể nặng và nhẹ. Với thể nhẹ, bố mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc cho con tại nhà.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ ra 6 lưu ý dành cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ở nhà:

Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ bố mẹ có thể chăm sóc cho con tại nhà
Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ bố mẹ có thể chăm sóc cho con tại nhà

1. Không nên cho trẻ đi học

Khả năng lây nhiễm của bệnh tay chân miệng là rất lớn, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh.

Bởi vậy, khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ không nên cho trẻ đi học. Trẻ bị bệnh tay chân miệng phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

2. Quản lý đồ dùng của trẻ

Bố mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần
Bố mẹ và trẻ nên hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần.

Đối tượng trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc phải tay chân miệng. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh này, bố mẹ và trẻ phải hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ – thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần.

Khi trong nhà có trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần quản lý đồ dùng, đồ chơi, mà đặc biệt là quản lý phân, tã lót trong nhà vệ sinh cẩn thận. Sau khi trẻ đi vệ sinh, tốt nhất bố mẹ nên lau sàn nhà và nhà vệ sinh bằng chất khử trùng.

Bệnh cạnh đó, cũng nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, lau các dụng cụ, bề mặt trẻ hay tiếp xúc bằng xà phòng.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng… và không cho trẻ bị bệnh dùng chung các vật dụng gia đình để phòng tránh lây lan.

3. Bôi thuốc vào vết loét ở miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ là một bệnh do virut đường tiêu hóa gây ra và lây qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh lại gây ra lở loét ở miệng làm trẻ đau, ăn uống kém, quấy khóc, khó chịu.

Khi trẻ có những vết loét trên miệng, bố mẹ có thể mua thuốc bôi vào miệng trước bữa ăn để trẻ đỡ đau, đỡ quấy khóc, có thể ăn uống được.

Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C bố mẹ mới nên cho trẻ uống hạ sốt. Đặc biệt, nên để con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi, thường xuyên vệ sinh nhất là vùng nách, bẹn, cổ cho trẻ bằng nước ấm.

4. Chế độ dinh dưỡng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em không cần kiêng cữ hay hạn chế đồ ăn của trẻ. Trẻ bị bệnh sẽ khó chịu, lười ăn nên bố mẹ hãy để trẻ ăn những đồ mà trẻ thích.

Thêm nữa, bố mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nhiều nước hoa quả hoặc một số chế phẩm vitamin đều được để bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các vết tổn thương.

5. Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ
Bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ

Khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng khiến trẻ đau, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng… Đồng thời, nếu vệ sinh khoang miệng không đúng cách, bố mẹ có thể làm vỡ các nốt phỏng khiến chúng nặng thêm.

Cách tốt nhất là bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Bố mẹ chỉ cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng nước muối,… để làm sạch răng miệng mà không hề gây nguy hiểm.

6. Bình tĩnh khi con bị bệnh

Khi thấy con có dấu hiệu lạ như sốt quá cao, co giật, mệt mỏi,… việc bố mẹ cần làm là đưa con đến bác sĩ ngay. Tuy nhiên, nếu thấy con sốt nhưng vẫn vui chơi, biếng ăn một chút vì đau miệng thì bố mẹ cũng không cần lo lắng quá mà xử lý sai cách.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thể nhẹ, bố mẹ chỉ cần chăm sóc thông thường, liên tục quan sát dấu hiệu bệnh nặng để đi khám sớm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có dấu hiệu bệnh tương tự như sởi, sốt phát ban, dị ứng, viêm da, thủy đậu… nên khó có thể phân biệt được. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu lạ, bố mẹ nên đưa con đến các bác sĩ và bệnh viện là giải pháp tốt nhất.

Thông tin hữu ích cho mẹ:

7 mẹo trị vết muỗi đốt cho trẻ bằng những nguyên liệu tự nhiên

5 “nhầm lẫn tai hại” khi chữa thủy đậu cho con khiến bệnh nặng thêm

Bệnh tay chân miệng bùng phát trên diện rộng

Dị tật thai nhi, nguy hiểm khôn lường và cách phòng tránh!

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.