Bệnh tự kỉ-Dấu hiệu mẹ không thể bỏ qua

Chứng tự kỉ là là một căn bệnh không có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên bố mẹ cần nằm những dấu hiệu cơ bản để biết trẻ có bị tự kỉ hay không.

1.Sợ cảm xúc

Đôi khi bạn muốn nựng ôm hôn bé, những bé tự kỉ rất sợ điều này. Ôm hôn là những hành động quá mức đối với bé, thậm chí chúng nổ lực để chống lại những tình cảm của bạn. 

Lúc này, trẻ không hề hiểu đó là những gì bạn dành cho chúng, đối với trẻ tự kỉ những hành động này khiến chúng sợ thấy ức chế, gò bó nên thường bị gạt đi.

2.Chậm nói

Có thể biểu hiện chậm nói được rất nhiều bố mẹ phát hiện ra nhất. Khi bé bằng tuổi các bạn của mình mà chưa hề biết nói, sợ nói, hoặc bố mẹ có thể so sánh với anh chị em của bé xem tầm tuổi này đã biết nói chưa. 

Nếu phát hiện chậm nói bố mẹ nên có sự can thiệp của bác sĩ để chữa cho bé sớm hơn. Vì bệnh tự kỉ sẽ dễ dàng chữa trị hơn khi bố mẹ phát hiện sớm và đưa đi bác sĩ.

 

3.Tập trung vào chi tiết

Đối với những đứa trẻ bị chứng tự kỉ chúng thường tập trung vào một điểm chi tiết nào chứ không tổng quát. Chẳng hạn như trẻ thích đam mê xoay trái bóng. Chúng có thể ngồi xoay một lúc lâu mà không biết mệt, chúng chỉ tập trung ở quả bóng xem nó xoay như thế nào. Và lặp đi lặp lại nhiều lần ở quả bóng, chúng không để ý những thứ đồ chơi khác xunh quanh

Các mẹ để ý, trẻ thích gì là tập trung chi tiết vào một điểm, chứ không tổng thể bao quát các đồ vật khác. Lúc này mẹ nên trò chuyện chia sẻ cùng bác sĩ để nắm bắt những biểu hiện của bé.

4.Không có kĩ năng giao tiếp

Thường trẻ nhỏ chưa biết nói, khi gặp nhau chúng cũng trò chuyện với nhau theo ngôn ngữ của chúng. Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỉ chúng không hề có kĩ năng giao tiếp. Có những trẻ ở mức độ nhẹ chúng có thể giao tiếp tuy nhiên khi bệnh trở nên nặng chúng bắt đầu nói ít và sợ giao tiếp. Lúc này bạn không thể bỏ qua biểu hiện này, thay vào đó hãy đưa bé đến bác sĩ can thiệp.

5.Không có kĩ năng giao tiếp phi ngôn từ. 

Khi trẻ bị mắc chứng tự kỉ chúng trò chuyện rất kém. Không biết sử dụng ánh mắt giao tiếp hay cử chỉ hành động ngôn ngữ của cơ thể. Thậm chí có những trẻ bị nặng chúng còn trò chuyện không nhìn vào mắt của bố mẹ mình.

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.