Bệnh cúm có thể gây tử vong – Mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ

Bệnh cúm mùa rất thường gặp cả ở người lớn và trẻ em. Nhưng đa phần đều bị xem nhẹ do tỷ lệ nguy hiểm do cúm gây ra không cao. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng: “Cứ mỗi phút trên Thế giới lại có một người tử vong do bệnh cúm”. Hãy chủ động phòng cúm ngay từ bây giờ để bảo vệ chính mình và người thân.

Nguồn: hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com

Bệnh cúm mùa là gì?

Bệnh cúm là do vi-rút cúm gây ra, dễ dàng lan truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Những biểu hiện khi bị cúm: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa triệu chứng cúm và cảm lạnh. Đã rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do việc xem thường bệnh cúm như phải nhập viện, thậm chí tử vong. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi, trẻ nhỏ và các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như hen suyễn. Đều là những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị các biến chứng của cúm.

Đối tượng nào dễ lây lan cúm nhất?

Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ nhiễm cúm kể cả những người khỏe mạnh nhất. Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt một số đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao, bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi; đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính: hen, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch. Các bệnh nhân suy giảm miễn dịch do bệnh HIV/AIDS hoặc ung thư.

 

Ngăn ngừa bệnh cúm bằng cách nào?

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh cúm là chủng ngừa với vắc-xin cúm mỗi năm. Mẹ hãy chủ động tiêm ngừa cúm cho bé và gia đình ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe.

Những biến chứng và tử vong do cúm gây ra

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 3–5 triệu ca nhiễm cúm nặng. Trong đó khoảng tới 650,000 người tử vong hàng năm do cúm. Hơn 90% trường hợp tử vong liên quan tới cúm xảy ra ở người cao tuổi (> 65 tuổi).

Trẻ nhỏ, người cao tuổi (> 65 tuổi), phụ nữ có thai và bệnh nhân với các bệnh lý mạn tính đi kèm. Đều là những đối tượng nguy cơ cao dễ bị các biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm, có thể cần nhập viện và nguy cơ tử vong. Ví dụ, nếu bạn bị bệnh phổi mạn tính, nguy cơ cao là bệnh của bạn có thể tiến triển đến viêm phổi nặng do cúm.

Nhiễm trùng tai là một ví dụ về biến chứng trung bình của bệnh cúm, trong khi viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng; biến chứng này có thể là hậu quả từ việc chỉ nhiễm vi-rút cúm đơn độc hoặc nhiễm vi-rút cúm kèm theo các loại vi khuẩn khác. Những biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra do cúm như viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ.(3)

Bệnh cúm có thể làm trầm trọng hơn các bệnh lý có sẵn ở người bệnh. Ví dụ, bệnh nhân hen có thể bị những cơn hen kịch phát khi nhiễm cúm; tình trạng bệnh lý tim mạch có thể tồi tệ hơn ở bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính khi bị nhiễm cúm.

Có thể mẹ quan tâm:

Các mẹ có mắc phải 5 sai lầm này khi dùng máy hút sữa không?

8 Kỹ năng tự vệ mà bố mẹ cần dạy trẻ càng sớm càng tốt

5 cách mẹ sau sinh tự giải thoát mình khỏi chứng trầm cảm

Tư vấn cho mẹ chọn máy hút sữa Medela của Thụy Sĩ

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.