9 triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư ở trẻ nhỏ

âu yếm khi trẻ khóc

Ung thư là căn bệnh luôn “rình rập” quanh ta mà không chừa một ai, kể cả trẻ nhỏ. Thường ngày, chúng ta thường rất vô tư với một số triệu chứng nhỏ, không lưu tâm vì nghĩ đó là chuyện bình thường. Cũng như ở trẻ nhỏ, cơ thể con nhiều khi có sự biến đổi nhẹ như cơ thể dễ bầm tím, chán ăn, khó thở. Nhưng người lớn thường nghĩ đó là do con nghịch ngợm,…

Nói qua nói lại cũng phải cảnh báo với căn bệnh ung thư “đe dọa” trẻ lớn nhất hiện nay chính là bệnh ung thư bạch cầu. Bố mẹ câng lưu ý những biểu hiện dưới đây để bảo vệ con yêu nhé!

1. Dễ bầm tím với va chạm nhỏ

Trẻ em rất hiếu động. Ở từng giai đoạn, con sẽ có nhiều trò nghịch ngợm khác nhau khiến cơ thể dễ bị bầm tím như leo trèo, đi xe đạp, chạy,…

Tuy nhiên, nếu bố mẹ phát hiện con rất dễ bị bầm tím mà không rõ nguyên do, hãy đưa con đi khám ngay nhé. Vì đó có thê là dấu hiệu của bệnh ung thư bạch cầu.

2. Chảy máu mũi không rõ nguyên do

Chảy máu cam (máu mũi) là chuyện thường ở trẻ nhỏ vì nóng trong người hay tổn thương mũi. Tuy nhiên, khi đi khám bác sĩ mà không tìm ra nguyên nhân thì mẹ nên lưu ý ngay.

Theo một số tài liệu nghiên cứu của Bộ y tế, các mạch máu ở mũi trẻ yếu hơn và có khuynh hướng dễ vỡ khi trẻ bị bệnh bạch cầu, bố mẹ lưu ý nhé.

3. Tự nhiên chán ăn

Ở giai đoạn ăn dặm, trẻ thường xuyên trốn ăn, chán ăn là chuyện cực kì bình thường. Bởi vậy, nhiều bố mẹ mới hay lơ là chủ quan, không để ý đến triệu chứng này.

Tuy nhiên, mẹ có biết rằng, các tế bào bạch cầu được tích lũy trong gan, lá lách và thận có thể làm trẻ đau bụng. Vì thế, trẻ thường kén chọn đồ ăn hơn và ăn được rất ít tại một thời điểm. Thông thường, những trẻ này khó lên cân hoặc bị giảm cân nặng trong thời gian dài.

4. Thường xuyên bị nhiễm trùng

Trẻ dễ té, trầy xước nên chuyện bị nhiễm trùng cũng thường được coi là bình thường, ít được lưu tâm. Nhưng mẹ cũng nên biết, đây cũng là dấu hiệu khác của bệnh bach cầu.

Các tế bào bạch cầu rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng. Do đó bệnh bạch cầu có thể làm giảm miễn dịch của cơ thể trẻ.

5. Dễ bị sưng tấy

Các hạch bạch huyết có chức năng lọc máu nhưng đôi khi các tế bào bạch cầu lại tập hợp ở trong các hạch bạch huyết. Có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở mắt, phần dưới cánh tay, cổ, trên xương đòn, ở bẹn…

Dấu hiệu này cũng thường bị bỏ qua do bố mẹ chủ quan.

Đau dạ dày cấp tính

Tỷ lệ trẻ bị đua dạ dày là rất thấp, chính vì thế, khi trẻ bị cơn đau dạ dày hành hạ. Mẹ chủ động đưa bé đi khám tầm quát ngay lập tức nhé.

Để giải thích cho hiện tượng đau dạ dày liên tục này mà không có chứng khó tiêu chính là do các tế bào ung thư bạch cầu đã tích tụ trong dạ dày, ảnh hưởng đến các mô của dạ dày.

Khó thở

Ở bệnh ung thư, các tế bào ung thư trong máu sẽ bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi. Do đó gây ra các vấn đề hô hấp như khó thở và thở khò khè ở trẻ em.

Đau khớp

Nếu bố mẹ nhận thấy con thường bị đau khớp, đầu gối, khuỷu tay, lưng,… mà không có thương tích nào. Thì đó cũng là dấu hiệu nữa của bệnh ung thư bạch cầu.

Loại bệnh này thường gây ra hiện tượng các tế bào máu trắng có hại sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng chúng lấn át các tế bào máu khác gây ra hiện tượng đau nhức xương và khớp.

Thiếu máu

Tình trạng này xảy ra với rất nhiều trẻ em ở độ tuổi con đang lớn. Nếu trẻ đã có các triệu chứng thiếu máu, như chóng mặt, mệt mỏi, ăn không ngon,… hãy làm xét nghiệm máu và kiểm tra xem có bệnh bạch cầu không.

Thông tin hữu ích:

4 loại nước “thần thánh” khiến mẹ và thai nhi đều thích thú nhất định mẹ nên dùng

Quần áo sơ sinh cho bé tại Đà Nẵng

Địa chỉ shop chuyên đồ sơ sinh trọn gói tại Đà Nẵng

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.