9 lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi trẻ bị viêm họng

Viêm họng không phải là một bệnh hiếm gặp và nguy hiểm. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên lơ là vì nếu để bệnh tái phát nhiều lần hoặc biến chứng nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 9 gạch đầu dòng quan trọng nhất mà các mẹ cần ghi nhớ để áp dụng khi trẻ bị viêm họng nhé!

Không nên chủ quan khi trẻ bị viêm họng
Không nên chủ quan khi trẻ bị viêm họng

− Trẻ bị viêm họng nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng là do hơn 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A. Thời tiết mùa hè ẩm ướt, mưa nhiều là điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng, kèm theo viêm họng cấp. Khi mắc bệnh, trẻ có tình trạng khàn tiếng, chảy nước mũi hay nghẹt mũi, ho khan, hạch vùng quanh cổ, khiến trẻ sưng đau lên ở vùng tai và rất đau họng, nuốt vướng thậm chí nôn trớ .

Ngoài ra còn các điều kiện thuận lợi khác làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm họng như: trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá từ những người xung quanh, hoặc bụi đường… một số nguyên nhân như thay đổi thời tiết, thời tiết lúc giao mùa, thời tiết quá lạnh, độ ẩm quá cao.

− Triệu chứng của bệnh

Trẻ quấy khóc, sốt cao, lười khi bị viêm họng
Trẻ quấy khóc, sốt cao, lười khi bị viêm họng
  • Trẻ có triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, chân tay tê mỏi – đây là triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, sốt cao, lười ăn và hay quấy khóc. Sau khoảng 1-2 ngày phát bệnh, trẻ bị chảy nước mũi trong và loãng, cổ họng sưng đau. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ sốt nghiêm trọng ở 38 độ C, trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt nghiêm trọng ở 38,3 độ C, còn trẻ 6 tháng bị viêm họng thì mức độ sốt nghiêm trọng hơn với 39 độ C.
  • Sưng hạch ở cổ.
  • Bé bị viêm họng ho nhiều: Ở giai đoạn đầu trẻ có cảm giác khô và nóng ở cổ họng, khát nước, khi nói và ăn sẽ có cảm giác đau rát.

− Các loại viêm họng thường gặp

  • Viêm họng hạt:  Viêm họng hạt là một loại viêm họng mãn tính, dù không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và thường xuyên đau nhức ở họng và khó điều trị. Trẻ bị viêm họng hạt là do nhiễm trùng virus, do cúm, do thủy đậu, dị ứng, stress…
  • Viêm họng cấp: Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là do virus, môi trường sống ẩm ướt, thời tiết lạnh thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi bé bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện như: tắc mũi, khàn tiếng, ho khan, bị hạch ở cổ, sưng tấy.
  • Viêm họng mủ: là căn bệnh thường gặp, mặc dù không khó chữa trị, nhưng nếu điều trị sai cách có thể để lại những hậu quả nặng nề. Đối với bệnh viêm họng mủ ở trẻ em, việc tự ý mua thuốc về chữa trị là cực kì nguy hiểm. Tốt nhất nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để đảm bảo an toàn.

− Nên làm gì khi trẻ bị viêm họng?

  • Bố mẹ cần giành thời gian nghỉ ngơi cho trẻ, cho trẻ ngủ trong phòng thoáng khí và độ ẩm cần thiết.
  • Cho bé súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Cách này có thể áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ 1 tuổi bị viêm họng, thì mẹ cần dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho bé.
  • Tắm nước ấm cho bé trong phòng kín gió để làm thông mũi họng cho bé.

− Bé bị viêm họng nên ăn gì? và kiêng ăn gì?

Bổ xung vitamin C cho trẻ bị viêm họng
Bổ xung vitamin C cho trẻ bị viêm họng
  • Khi trẻ bị viêm họng, bố mẹ cần chú ý những thực phẩm vừa dễ ăn vừa tốt cho trẻ. Đó là các thực phẩm giàu vitamin C, các loại hoa quả như cam, chanh, quất,…, tốt nhất là xay ra làm sinh tố hoặc vắt lấy nước.
  • Nếu bé không chịu ăn thì mẹ có thể pha một chút mật ong với nước ấm và vắt thêm một ít chanh hoặc gừng cho bé uống. Vì mật ong có tính kháng khuẩn, hơn nữa lại có tính sinh miễn dịch, có lợi trong việc tạo đề kháng cho cơ thể.
  • Những món súp nấu cùng nấm, rau, hành… cũng rất tốt bởi giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Những món canh có tính trơn, mát như mùng tơi, khoai lang, bầu, bí, mướp…cũng tốt cho bé khi bị viêm họng.
  • Ngoài ra, việc cho trẻ uống nhiều nước là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau họng…
  • Khi trẻ bị viêm họng nên kiêng một số món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, bởi chúng gây kích ứng cổ họng, làm cho cổ họng sưng to thêm và gây đờm. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn đặc, bởi vì khi nuốt, có thể thức ăn sẽ mắc nghẹn lại ở cổ họng trẻ. Đồ ăn ngọt cũng là loại thực phẩm nên tránh vì chúng làm giảm sức đề kháng của trẻ.

− Khóc nhiều có khiến bé bị viêm họng?

Thông thường, nhiều bậc cha mẹ rất chủ quan khi nghĩ rằng con trẻ khóc thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, bởi việc trẻ khóc cũng có thể dẫn đến bệnh viêm họng. Mỗi khi trẻ khóc, các vòm họng và dây thanh quản sẽ bị kích thích và tổn thương, dẫn đến sưng phồng và phù nề làm cho trẻ bị khản tiếng, lạc giọng, đôi khi có thể sặc và nôn. Việc trẻ khóc nhiều, nước mắt, nước mũi sẽ chảy xuống họng và đọng lại tạo điều kiện thuận lợi cho ci khuẩn xâm nhập và phát triển tại vòm họng, chính vì vậy gây ra viêm họng ở trẻ.

− Cách phòng ngừa viêm họng cho trẻ

  • Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay. Bố mẹ cũng nên nhắc trẻ không cho tay và các đồ chơi vào miệng.
  • Với người lớn cũng cần vệ sinh bàn tay cẩn thận. Đặc biệt vệ sinh bàn tay bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã, bỉm cho bé. Với trẻ đang ăn dặm, tốt nhất bố mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn, bát thìa muỗng riêng cho trẻ, tránh dùng chung với người lớn.
  • Không để trẻ tiếp xúc với luồng gió quá mạnh.
  • Không được để trẻ bị lạnh và cũng không được để trẻ bị nóng quá.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Điều này dẫn đến thây nhiệt thay đổi đột ngột dẫn đến viêm họng hoặc mắc các chứng cảm lạnh.
  • Trước mỗi lần đánh răng, bố mẹ nên ngâm bàn chải của bé vào một cốc nước ấm có pha muối, để lông bàn chải mềm ra và loại bỏ vi khuẩn. Sau khi bé đánh răng, bố mẹ nên cho bé súc miệng với nước muốn ấm pha muối.
  • Hạn chế dùng nước, đá lạnh, ăn kem.

− Làm sao để giảm bớt đau họng cho bé

Mật ong và nước chanh ấm ngừa viêm họng
Mật ong và nước chanh ấm ngừa viêm họng
  • Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu cổ họng bị đau. Mật ong được biết đến là phương thuốc điều trị bệnh viêm họng, tuy nhiên chỉ dùng các loại chế biến từ mật ong cho trẻ trên 1 tuổi. Bé cần được uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây.
  • Khi thử những biện pháp trên mà trẻ vẫn đau học, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.

− Các dấu hiệu viêm họng cần đưa đến bệnh viện ngay

  • Đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sốt. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ nghiêm trọng là 38 độ C, với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi là 38,3 độ và với trẻ trên 6 tháng tuổi là sốt trên 39 độ.
  • Nếu bị đau ở khoang miệng một cách bất thường. Cổ học sưng ( tấy ) đỏ, bé không mở được miệng to, hơi thở khó, kém bú kém ăn, quấy khóc liên tục. Rất có thể trẻ đã nuốt phải dị vật. Trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay.
  • Khi trẻ bị nhiễm khuẩn cổ họng đến mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì. Đây là một trường hợp hiếm gặp. Bé sẽ có các biểu hiện như khó thở, sốt cao và chảy nước dãi liên tục. Trường hợp này cha mẹ không cần phải cố ép bé mở to miệng để kiểm tra, hay khi thấy trẻ không ăn thì ép ăn nặng nề hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm không trì hoãn – Không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.

Trẻ bị viêm họng không phải là vấn đề quá xa lạ đối với các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, không cần quá sốt ruột và lo lắng, bởi nếu biết cách phòng tránh cũng như chăm sóc tốt thì trẻ sẽ luôn khỏe mạnh, chơi ngoan.

Thông tin hữu ích cho mẹ:

10 sự thật bất ngờ về những thực phẩm luôn bị gắn mác “độc hại”

5 điều chứng minh hạt sen là thực phẩm vàng cho mẹ bầu

Loại bỏ ngay 5 sai lầm mẹ bầu hay gặp phải lúc mang thai

6 vấn đề mẹ sau sinh cần lưu ý trong ngày nắng nóng

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.