Trong giai đoạn bú mẹ, trẻ có nhiều dấu hiệu như chậm tằn câ, đi ngoài,… Mẹ rất hoang mang và thường nghĩ tới việc do mình ăn đồ ăn lạ hoặc do sữa nóng. Nhiều mẹ còn lo lắng tới mức quyết định cho con bú sữa ngoài. Tuy nhiên, các mẹ nên tìm hiểu vấn đề này để có hướng giải quyết tốt hơn là đoán suông nhé!
Cùng mẹ Vân Shop tìm hiểu vấn đề này và nuôi con thật khỏe mạnh nào!
1. Những thực phẩm mẹ ăn vào có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không?
Quạn niệm từ xưa đến nay mẹ ăn thứ gì thì chất dinh dưỡng thứ đó sẽ đi vào sữa. Tuy nhiên, những chất đó sẽ không vào liền mà đợi tới 4-6 giờ hoặc có thể là 24 giờ mới đi vào sữa mẹ. Như vậy, nếu như mẹ ăn các thức ăn nhiều chất dinh dưỡng đi chăng nữa thì cũng mất một khoảng thời gian để đến được với sữa mẹ. Ít nhất là khoảng 4-6 giờ sau.
Theo một số nghiên cứu, những loại thức ăn mẹ ăn vào rất hiếm khi là nguyên nhân ảnh hưởng đến sữa mẹ. Hầu như chỉ có lợi và ít có hại. Hơn nữa, dinh dưỡng của mẹ chỉ một phần có ảnh hưởng đến số lượng sữa mẹ tiết ra thôi. Thậm chí rằng, khi mẹ bị suy dinh dưỡng thì sữa mẹ tiết ra vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Vì cậy, mẹ không cần phải ăn nhiều thức ăn hoặc theo chế độ, công thức để cung cấp sữa cho trẻ.
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đảm bảo chế độ ăn đủ chất để đủ sức khỏe và góp phần tiết sữa cho con nhé!
2. Mẹ lỡ ăn thức ăn lạ có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?
Thực ra, iều này rất ít khi xảy đến. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ hoặc bố có tiền sử bị dị ứng với một số loại thức ăn. Lức này mẹ ăn vào dinh dưỡng ngấm qua đường sữa cũng có thể khiến bé bị dị ứng theo. Các triệu chứng dị ứng như đau bụng, hen, nổi mề da, ngứa, chảy nước mắt nếu mẹ lỡ ăn thức ăn lạ.
Các thực phẩm dễ gây dị ứng hơn cả là trứng, lúa mì, sò, đậu phộng, đậu nành, bắp, sữa, cam, quýt,… Vì vậy, đối với những loại thức ăn này, mẹ nên ăn thử trước một ít xem phản ứng ở con đã nhé, không nên ăn nhiều quá lần đầu.
3. Trường hợp trẻ đi ngoài, chậm tăng cân có phải do sữa mẹ không?
Nhiều lúc mẹ ăn hải sản, uống sữa hoặc ăn một vài thức ăn lạ sau đó bé bú sữa rồi đi ngoài có thể là một sự trùng hợp. Chắc chắn sau đó nhiều mẹ sẽ nghĩ tới nguyên nhân do mình ăn thức ăn. Tuy nhiên, thật ra việc con khó chịu, đi ngoài lại không hề liên quan đến việc mẹ ăn uống nhé. Có chăng là do tiền sử dị ứng của gia đình mà thôi. Nếu tình trạng đi ngoài diễn ra 2 đến 3 ngày trở lên mẹ nên đưa con đến bác sĩ để thăm khám nhé. Có thể bé có vấn đề về hệ tiêu hóa đấy.
Còn về vấn đề chậm tăng cân, mẹ nên đưa bé đến các trung tâm để được tư vấn nhé. Còn quan niệm sữa nóng hay sữa mát là điều không có cơ sở khoa học ạ. Có rất nhiều nguyên nhân nếu bé chậm lớn, có thể do mẹ cho con bú không đúng cách, con không được bú sữa cuối (chứa nhiều protein và dinh dưỡng).
Theo thực thế, sữa đầu của mẹ lỏng, trong chỉ có vitamin và giúp bé đỡ khát sữa thôi. Còn quan trọng là sữa sau, đặc, vàng thơm hơn, chứa nhiều khoáng chất, chất béo cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì vậy có rất nhiều mẹ cho con bú sai cách. Cho con bú sữa đầu bên ngực này rồi chuyển sang bầu ngực kia cho đều. Tuy nhiên, như vậy là sai lầm nhé các mẹ ơi, các mẹ nên cho con bú cạn bầu sữa để con hấp thụ hết chất dinh dưỡng cần thiết.
Giải pháp:
Tuy nhiên, có nhiều mẹ sữa nhiều, con bú mới được hết sữa đầu đã no thì mẹ lại cần sự can thiệp của máy hút sữa. Mẹ nên hút hết sữa đầu ra, để dành lúc mẹ vắng nhà hoặc để cho lần sau của con khi mẹ dần hết sữa. Cho bé bú nhiều sữa sau để bé đủ chất nhé.
Những thông tin trên đây chắc hẳn sẽ giúp mẹ xua tan bớt lo lắng phải không ạ. Tuy vậy những thực phẩm không lành mạnh mẹ cần tránh xa khi đang cho con bú như: cafe, trà, rượu bia, thuốc lá,… Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con đó ạ.
Chúc các mẹ khỏe, chăm bé yêu mau lớn nhé!
>>> Thông tin hữu ích:
Máy hút sữa bằng tay Beurer BY15 – Đà Nẵng
Cách vệ sinh động cơ máy hút sữa Medela Swing khi bị sữa lọt vào
Tại sao mẹ nên dùng máy hâm sữa cho trẻ?
Máy hút sữa bằng tay Unimom Mezzo – Đà Nẵng