5 cách mẹ sau sinh tự giải thoát mình khỏi chứng trầm cảm

Nguyên nhân đãn tới trầm cảm ở mẹ sau sinh

Suốt quá trình mang thai và sinh con mẹ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đặc biệt là chứng trầm cảm sau sinh. Nếu mẹ không có một tinh thần thép và có sự chuẩn bị về mọi mặt rất có thể sẽ rơi vào vòng xoáy của áp lực, mệt mỏi của chứng trầm cảm.

Trầm cảm là gì? Vì sao mẹ bị trầm cảm?

Trầm cảm sau sinh là trạng thái người phụ nữ gặp phải sau khi sinh và trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Mẹ có thể sẽ bị lo âu thái quá vì chưa có kinh nghiêm chăm sóc con gây lo lắng, stress nặng, không thể ngủ,… Một số người sẽ bị áp lực vì cuộc sống, cơm áo, gạo tiền, chồng con,…

Triệu chứng:

Dễ cáu gắt, dễ lo âu và hoảng sợ, buồn bã, sao nhãng trong việc chăm con. Mất ngủ thời gian dài hoặc khó ngủ, ăn uống thất thường, cảm thấy trống rỗng, ngại thiểu giao tiếp,…

Nếu bị trầm cảm nặng, những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện và thường liên quan đến bạo lực đối với trẻ. Nặng hơn người mẹ có thể xuất hiện ý nghĩ và hành vi giết đứa trẻ.

Những gợi ý giúp mẹ trẻ có thể tự mình vượt qua chứng trầm cảm sau sinh

1. Hãy nói ra nỗi lòng, tâm sự với người mẹ thật sự tin tưởng

Những cảm xúc vui buồn lẫn lộn sau sinh là điều rất khó tránh khỏi, những suy nghĩ tiêu cực hay những nỗi lo vô hình khiến mẹ bận tâm không ít. Hãy chia sẻ, hãy chia sẻ với người khiến mẹ thoải mái, an tâm, tin tưởng nhất. Chẳng hạn như mẹ đẻ, chồng hay bạn thân,…

Cuộc sống luôn vây quanh bởi những nỗi lo, chính vì thế, hãy cứ chia sẻ. Người đó có thể cho mẹ lời khuyên hoặc không nhưng khi nói ra mẹ sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

2. Học cách thư giãn, làm chủ cảm xúc

Nghiên cứu chỉ ra rằng: “đứa trẻ mới sinh sẽ phát triển tốt hơn nếu có một bà mẹ thư thái”.

Tiến sĩ Diane Sanford, trường ĐH St. Louis cũng chỉ ra rằng: những bà mẹ mới sinh con dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn. Dù là hít thở sâu, thiền hay ngâm mình trong bồn tắm cũng sẽ giúp mẹ dễ vượt qua các áp lực hơn những người không dành thời gian để thư giãn.

3. Tranh thủ ngủ khi con ngủ

Các bà mẹ thường dành thời gian rảnh để dọn dẹp giường ngủ hay làm việc vặt mặc dù đã được khuyên hãy tranh thủ ngủ khi con ngủ.

Theo nghiên cứu của TS. Michael O’Hara, Trường ĐH Iowa, những bà mẹ mới sinh con tranh thủ ngủ đề bù lại những lúc thức trông con sẽ ít bị trầm cảm hơn.

“Bạn có thể nhờ bạn bè, các thành viên trong gia đình hoặc thuê một người trông bé để bạn được ngủ đủ giấc”, TS. Michael nói.

Thiền, yoga, thư giãn sau sinh giúp mẹ ngừa chứng trầm cảm

4. Đừng kỳ vọng mình phải là một bà mẹ hoàn hảo

Hoàn hảo không bao giờ xuất hiện trong từ điển của một người mẹ. Làm mẹ ai cũng sẽ có lúc quên cái nọ, cái kia, có thể không làm tốt nhất mọi việc,…

Joyce A. Venis, điều dưỡng tâm lý, cho biết: những bà mẹ bị trầm cảm thường là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo.

“Họ cảm thấy tội lỗi khi không thể làm mọi thứ đúng ý, họ nghĩ rằng mọi người mẹ đều làm tốt việc chăm con. Vì thế họ tự đặt mình vào những kỳ vọng viển vông”, Joyce nói.

5. Đối mặt với nỗi sợ hãi

Hãy chia sẻ, nói chuyện với chồng, mẹ hoặc bạn bề về những điều khiến mẹ sợ hãi. Hãy chủ động đối mặt với nỗi sợ để không vướng phải những cảm xúc tiêu cực.

Có thể là nỗi sợ hai vợ chồng sẽ không có thời gian riêng tư bên nhau hay sợ việc cho con bú, những cơn đau bụng,…

điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh
Chia sẻ nỗi lo với chồng giúp mẹ vượt qua chứng trầm cảm cho mẹ sau sinh

Có thể mẹ quan tâm:

6 chiêu giúp bé con ngủ ngon giấc hơn

10 lỗi dinh dưỡng cho trẻ mẹ hay mắc phải nhất

7 món lợi sữa cực ngon lại dễ chế biến

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.