Dạy con tự bảo vệ mình trước nạn bắt cóc trẻ em, hành động ngay thôi bố mẹ ơi!

nan bat coc tre em o viet nam

Vấn nạn bắt cóc trẻ em đang dấy lên một luồng bức xúc cực đỉnh điểm trong xã hội hiện nay.  Điều đó cũng đánh một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm cha làm mẹ, khi từ trước đến bây giờ chưa hề nghĩ tới việc dạy con làm thế nào để tự vệ cho bản thân trong những tình huống xấu nhất. Hôm nay, mevanshop.com xin chia sẻ với bậc phụ huynh cách dạy con tự bảo vệ mình. Hành động ngay thôi bố mẹ ơi!

nan bat coc tre em o viet nam
Hình minh họa: Vấn nạn bắt cóc trẻ em hiện nay

1. Thông tin của con là bảo mật

Nếu trẻ đến trường hoặc đi chơi, bố mẹ tuyệt đối không được để bất kì thông tin riêng gì của bé trên người. Đặc biệt, việc bạn thường xuyên úp thông tin cá nhân của con lên mạng là cực kì cấm kị. Nếu kẻ xấu nắm được thông tin, trẻ rất dễ gặp nguy hiểm.

Tốt nhất bố mẹ nên để lại số điện thoại cá nhân, để có gì bất trắc sẽ liên lạc trực tiếp với bạn.

không tiết lộ thông tin của con
Hình minh họa: Thông tin của con luôn được giữ kín

2. Dạy con hãy chạy ra xa theo hướng ngược lại với các xe đang đến gần

Hãy dạy con biết tránh xa các mối nguy hiểm, có thể tập dợt trước ở nhà với con về nhiều tình huống khác nhau.

Ví dụ nếu trẻ thấy có xe máy/ô tô chạy sát lại gần bất kể với lí do gì cũng nên tránh xa, dạy trẻ chạy ngược hướng với chiếc xe đó và tới nơi đông người, an toàn hơn.

nan bat coc tre em
Hình minh họa: Dạy con chạy ra xam theo hướng ngược lại

3. Mỗi gia đình nên có mật khẩu riêng

Hãy làm điều này như một trò chơi với trẻ để trẻ dễ tiếp nhận hơn. Bố mẹ có thể nghĩ ra mật khẩu gia đình để bảo vệ trẻ trước người lạ.

Ví dụ những lúc bố mẹ không thể đến đón trẻ ở trường và nhờ người quen đón giùm, bé sẽ hỏi mật khẩu từ người đó, nếu không chính xác nhất quyết không được đi theo mà báo ngay với người quen (có thể là thầy cô giáo, bác bảo vệ,..). Mật khẩu phải là những thứ thân thuộc hoặc sự kiện gì đó chỉ riêng người nhà mới có thể biết được,…

Bố mẹ cũng hãy tập dợt với bé về tình huống này nhé! Hãy hỏi bé nhiều câu hỏi mà kẻ xấu dễ đưa ra nhất như: “Bố/mẹ cháu nhờ chú tới đón, đi với chú/cô nhé!” …

dạy con cách sử dụng mật khẩu
Hình minh họa: Nên có mật khẩu của gia đình

4. Nên cài đặt định vị, theo dõi trẻ

Nếu có điều kiện, bố mẹ nên sắm ngay cho bé một thiết bị di động có khả năng định vị. Nếu bé đi học, đi chơi hay ra ngoài,bạn hoàn toàn có thể nắm được vị trí bé đang có mặt. Nếu có sự xê dịch bất thường bạn sẽ biết và hành động ngay.

Hãy  dạy con bạn, nếu có việc cần si chuyển khỏi nơi đã nói trước với bạn, nên gọi điện để thông báo.

Bố mẹ nên cài định vị cho con
Hình minh họa: Nên cài định vị cho con

5. La lớn nếu cảm thấy bị đe dọa

Đây là cách hữu hiệu nhất nếu trẻ có nguy cơ gặp nguy hiểm. Hãy dạy trẻ cách la thật to nếu có người lạ cố tình chạm vào cơ thể bé. Hãy hét lớn những câu để mọi người xung quanh chú ý tới như : “Cháu không quen người này, hãy giúp cháu” hay “Người này muốn bắt cóc cháu!,…

Bên cạnh đó hãy dạy trẻ cách phòng vệ nếu có kẻ động vào người như đá, cấu hay cắn vào tay người đó đồng thời la lớn lên.

phải la lơn nếu trẻ bj đe dọa
Hình minh họa: Dạy trẻ la lớn nếu bị đe dọa

6. Không trò chuyện với người lạ và giữ khoảng cách

Để an toàn hơn, hãy dạy trẻ tuyệt đối không được nói chuyện với người lạ nếu không có bố mẹ hoặc người nhà đi cùng.

Giữ khoảng cách và nói chuyện không quá 5 giây, nếu người đó vẫn cố tình bắt chuyện hãy đi tới các cửa hàng, nhà dân đang mở của gần nhất để nhờ giúp đỡ.

Hãy tập với bé tình huống này thật nhiều lần để bé biết khoảng cách nào là an toàn, tự vệ thế nào cho đúng cách bố mẹ nhé!

nên giữ khoảng cách với người lạ nếu phải nói chuyện
Hình minh họa: Giữ khoảng cách với người lạ nếu phải nói chuyện

7. Không nên đi thang máy với người lạ

Nếu gia đình bạn ở chung cư và thường xuyên phải đi thang máy, hãy dạy trẻ “Tuyệt đối không đi chung thang máy với người lạ”.

Dạy bé cách chờ thang máy với tư thế dựa lung vào tường để dễ quan sát hết tất cả mọi phía.

Trường hợp bé đang đi thang máy có người bước vào hãy xin lỗi và bước ra ngay lập tức. Nếu người đó cố tình kéo bé đi, hãy la lớn và chạy xa khỏi thang máy, tới nơi đông người hơn để nhờ giúp đỡ.

nên tránh đi thang máy với người lạ
Hình minh họa: Tránh đi thang máy với người lạ

8. Không tiết lộ chuyện bố mẹ vắng nhà nếu ở một mình

Trường hợp bé ở nhà một mình, hãy dạy bé tuyệt đối không mở cửa cho người lạ, kể cả người giao hàng, thợ sửa điện, thậm chí là người tự nhận là bạn bố mẹ…

Chỉ rõ cho bé, nếu ở nhà một mình cũng không được tiết lộ rằng bố mẹ đi vắng, không mở cửa cho người lạ, nếu người đó cố tình mở cửa hãy gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay…

không nên tiết lộ cho người lạ nếu trẻ ở nhà một mình
Hình minh họa: Không tiết lộ cho người lạ nếu trẻ ở nhà một mình

9. Tuyệt đối không gặp gỡ bạn trên mạng nếu đi một mình

Nếu bé lớn hơn một chút và có những mối quan hệ bạn bè trên mạng, hãy dạy bé cách tự bảo vệ khi trò chuyện với người đó, không tiết lộ về bản thân, số nhà, số điện thoại bàn, địa chỉ, không kể chi tiết những câu chuyện của gia đình,…. Tuyệt đối không được gặp gỡ bạn trên mạng dù với bất cứ lí do gì.

trẻ không nên đi gặp bạn trên mạng một mình
Hình minh họa: Dạy trẻ về mối nguy hiểm từ thế giới ảo

Hiện nay làm thế nào để bảo vệ con là điều tất cả các bậc phụ huynh đều quan tâm, trên đây là những thông tin chia sẻ Mẹ Vân tìm hiểu được. Mong rằng bố mẹ luôn có nhũng cách an toàn nhất để bảo vệ con nhé! Hành động ngay thôi!

Nguồn: Brightside

Có thể mẹ quan tâm: 

 

Mẹ nên tìm hiểu:

 

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.