Kinh nghiệm và kĩ năng làm mẹ không hề đơn giản, nhất là đối với những bà mẹ trẻ. Cho con bú đúng cách là một trong những kĩ năng giúp mẹ nuôi con tốt hơn. Làm sao để mẹ cho con bú đúng cách? Khi nào con bú đã đủ no? Bú thế nào để sữa mẹ về đều? Không đau ti? … Tất cả những điều đó không dễ chút nào bắt buộc mẹ phải luyện tập và học hỏi để cho con bú đúng cách.
Vì sao mẹ phải học cho con bú đúng cách?
– Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá không một loại sữa công thức nào có thể thay thế được.
– Hãy cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tới một năm đầu đời để đảm bảo sức khỏe của bé.
– Bú sai cách khiến cả mẹ và bé khó chịu, bất hợp tác cho lần bú tiếp theo. Mẹ đau đầu ti, bị nứt cổ gà, mẹ đau nên không cho bé bú mẹ. Đó là hậu quả của việc cho con bú sai cách. Cần khắc phục ngay nhé!
Cho con bú đúng cách mẹ cần biết những gì?
1. Cho con bú ngay sau sinh
– Đối với mẹ sinh thường: nên cho con bú khoảng từ 30 phút đến 1 giờ sau sinh. Vừa để kích sữa vừa tập cho trẻ ngậm ti mẹ
– Đối với mẹ sinh mổ: khoảng sau 6 tiếng mẹ nên cho con bú vì lúc này thuốc gây mê đã hết tác dụng. mẹ tỉnh táo lại. ( Nếu dùng thuốc gây tê, mẹ nên cho bé bú sớm hơn).
– Sữa non của mẹ rất quan trọng. Trong sữa non có rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của con. Vì vậy, ngay sau sinh nếu sữa mẹ chưa về kịp, mẹ nên kích thích sữa về bằng cách massage ngực hoặc dùng máy hút sữa.
– Nhiều mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm, đợi 1 đến 2 ngày sữa về mới cho con bú. Điều đó là hoàn toàn sai lầm nhé các mẹ.
– Cho trẻ bú sớm rất quan trọng, vừa kích thích cơ chế tiết sữa ở mẹ vừa giúp co tử cung dịch ngưng chảy sau sinh.
– Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn ngay để kích thích sữa về. Có thể ăn thêm những thực phẩm bổ sung như ngũ cốc lợi sữa, tảo lợi sữa, cao chè vằng, mè đen,.. để gọi sữa về nhanh hơn.
2. Khi cho con bú, bế con ở vị trí thuận lợi
Điều này thực sự rất quan trọng, nếu cho bé bú sai tư thế, bé bú được ít, ngực mẹ có thể bị đau. Khi mẹ cho bé bú, phải bế bé nằm thẳng, áp vào bụng mẹ, mặt đối diện với ngực mẹ, môi ở gần núm vú nhấ có thể. Mẹ đỡ đầu và thân bé cẩn thận.
Khi đã cho bé vào vị trí thích hợp, mới đầu bé sẽ bú từ từ, chậm rãi để quen dần. Sau đó nhịp bú đều hơn, mút sâu hơn, thỉnh thoảng hơi ngưng lại để nghỉ và nuốt. Nếu cho bé bú đúng, bé thoải mái, mẹ cũng đỡ đau ngực và núm vú hơn.
3. Cho con bú theo lịch cố định
– Mẹ nên cho bé bú ngay sau sinh, bé vừa tập bú sớm, đúng cách vừa kích thích sữa về nhanh hơn.
– Mới đầu, mẹ nên cho bé bú liên tục, tầm khoảng 10 -14 lần/ ngày. Sau khoảng thời gian đó, mẹ đã có thể nhận biết lúc nào bé đói và cho bé bú theo nhu cầu.
– Nếu bé bú chưa chuẩn, sữa không về kịp, bé bú vú trống sữa sẽ nhanh chán và dễ bỏ bú. Trường hợp này mẹ nên kích thích sữa về bằng cách massga vú và sử dụng máy hút sữa. Khi đã kích sữa về mẹ nên cho bé bú ngay để bé thích ứng quen dần với việc bú mẹ.
4. Hãy cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho con. Bởi vậy những thực phẩm hay sữa công thức không bao giờ có thể thay thế được.
– Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp bé xây dựng hệ miễn dịch chắc chắn ngay từ khi chào đời.
– Những chất có trong sữa mẹ hoàn toàn đủ cho quá trình phát triển của bé.
– Nếu mẹ cho bé uống những chất khác, bé có thể no sớm, mất cảm giác thèm muốn với sữa mẹ. Nếu điều này xảy ra với tần suất dày, nguy cơ mje mất sữa sớm rất dễ xảy ra.
5. Tuyệt đối không cho con bú/ngậm ti giả.
Có rất nhiều bố mẹ vì muốn con ngoan hơn đã dạy cho trẻ ngậm ti giả. Điều này thực sự không tốt khi bé ngậm ti giả lâu sẽ mất cảm giác ngậm ti mẹ.
Khi bé ngậm ti giả lâu, việc bú và mút ti giả sẽ khiến bé khó khăn khi ngậm ti mẹ. Nếu điều này diễn ra tỏng thời gian dài, nguy cơ bé bỏ bú sớm là điều khó tránh khỏi.
6. Một cữ bú khoảng từ 10 đến 20 phút
– Hãy cho bé bú đủ lâu và nhận đủ sữa. Mỗi cữ bú của bé trung bình khoảng từ 10 đến 20 phút, nếu bé bú chậm hơn, mẹ nên cho bé bú tiếp, chỉ ngừng khi bé muốn.
– Mẹ hãy cho bé bú thường xuyên nhất có thể, nếu được nên cho bé bú đêm, vì lúc này sữa về nhanh và nhiều hơn.
– Nên cho bé bú cạn từng bầu sữa trước khi chuyển bé sang bú bầu kia. Vì sữa mẹ cũng có hai loại, sữa đầu và sữa cuối. Sữa cuối có nhiều chất dinh dưỡng, đặc và ngon hơn. Nếu mẹ cho bé bú nửa bên này nửa bên kia sẽ không bú được hết chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa mẹ.
– Trường hợp nếu bé bú không hết, mẹ phải vắt/hút hết ra để cơ thể tạo sữa mới.
7. Giữ gìn và chăm sóc núm vú khi cho con bú
– Giữ gìn và vệ sinh núm vú cũng rất quan trọng. Trước và sau khi bé bú, mẹ nên dùng khăn ấm sạch để vệ sinh núm vú sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn gây viêm đầu ti.
– Khi tắm, mẹ không nên dùng xà phòng hoặc dung dịch có hóa chất lêt vùng ngực, rất dễ khô và làm nứt da.
– Mẹ không nên mặc áo ngực quá chất, gây bí, phải để núm vú được khô và thoáng, không bị ẩm, dễ gây bệnh. Nếu áo quá chật có thể gây tắc tia sữa, rất nguy hiểm. Nên sử dụng áo ngực chuyên dụng để cho bé bú.
8. Nên nhờ tư vấn từ bác sĩ hay những chuyên gia có kinh nghiệm
– Nếu làm mẹ lần đầu chắc hẳn mẹ rất bối rối ở nhiều vấn đề. Vì vậy, hãy đi tìm bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn kĩ càng. Với những vấn đề mẹ thực sự thắc mắc và quan tâm, hãy hỏi để có câu trả lời chính xác.
9. Những dấu hiệu con bú đủ, no sữa
– Khoảng cách giữa cách cữ bú tầm 2 tiếng, mỗi cữ cho bé bú khoảng 10 đến 20 phút để bé đủ no
– Nếu con bú đủ, mắt bé thường lim dim và buồn ngủ
– Bé đi tè nhiều hơn, tầm 6 đến 7 lần trong một ngày
– Tăng cân, trong vài tuần đầu, bé dễ sút vài lạng nhưng sau đó cân nặng sẽ tăng dần.
Trân đây là những kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết để cho trẻ bú mẹ đúng cách. Bé bú đúng cách, lớn nhanh, mẹ thoải mái. Bé bú đúng cách giúp sữa về càng nhiều, mẹ hạn chế bị tắc tia sữa, căng tức sữa sau sinh.
Chúc mẹ cho con bú đúng cách, bé khỏe lớn nhanh!
>> Thông tin hữu ích: