Căng tức sữa sau sinh là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ gặp phải trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi bé yêu chào đời. Điều này sẽ khiến ngực mẹ rất khó chịu, bị đau, tức và cảm giác ngực nặng hơn. Vấn đề này có nghiêm trọng không? Vì sao mẹ lại có dấu hiệu này? Căng tức sữa có ảnh hưởng gì tới việc chăm sóc và cho con bú không? Rất nhiều câu hỏi các mẹ thắc mắc về vấn đề này vì vậy bài viết sau đây sẽ phần nào giải đáp những bí mật của căng tức sữa sau sinh giúp mẹ yên tâm chăm sóc bé yêu khỏe mạnh.
1. Biểu hiện nào cho thấy căng tức sữa ở mẹ?
- Từ lúc mẹ mang thai, ngực của mẹ bắt đầu cơ chế tiết sữa. Lúc này, ngực của mẹ mềm hơn và bị sưng lên bởi các kích thích tố. Vào thời điểm bé chào đời, các mô tuyến ở ngực mẹ sẽ tăng kích thước lên gấp đôi. Vì vậy khi sữa về, ngực mẹ có dấu hiệu căng tức sữa và nặng hơn.
- Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi sinh em bé, tình trạng căng tức sữa sẽ xuất hiện. Ban đầu, lúc mới cho bé bú mẹ sẽ có cảm giác ngực căng, nặng và đau hơn khi chạm tay vào, vì đây là thời điểm tuyến sữa bắt đâu hoạt động để có sữa chuyển tiếp nhiều hơn.
- Thông thường, sau khi cho bé bú trong tháng đầu, tình trạng này sẽ giảm dần mẹ không còn đau tức nhiều như lúc đầu nữa mà sẽ mềm và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn còn cảm giác đau nhói, tức ngực, có khi còn lan tới nách, thậm chí còn có biểu hiện sốt nhẹ và kéo dài sau đó thì khả năng mẹ bị căng tức sữa sau sinh là rất cao.
2. Nguyên nhân vì sao mẹ bị căng tức sữa sau sinh?
Căng tức sữa là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ sau sinh mắc phải, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Có rất nhiều nguyên nhân như sau:
- Mẹ mang áo ngực quá chật: đầu tư áo ngực mới là điều không phải mẹ nào cũng nghĩ tới sau sinh vì mọi điều tốt nhất mẹ đều dành cho bé yêu. Sau sinh ngực mẹ sẽ lớn hơn nên mặc size áo cũ là không phù hợp gây nên tình trạng căng tức sữa
- Mẹ bị căng tức sữa do không cho bé bú thường xuyên: sau khi sinh lượng sữa của mẹ không nhiều nên mẹ không cho bé bú thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này.
- Ống dẫn sữa bị tắc nghẽn: nếu trước đây mẹ từng phẫu thuật ngực, phần cấy ghép đã choán hết chỗ để làm tăng lượng máu, bạch huyết và sữa.
3. Căng tức sữa có ảnh hưởng nhiều tới mẹ và bé không? Bao lâu thì hết?
Câu trả lời là có và ảnh hưởng rất nhiều
- Ảnh hưởng tới bé: Vấn đề này cũng gây ảnh hưởng tới bé khi dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng dần lên tạo thành những u cứng gây khó khăn cho việc bé bú, không ngậm vú được lâu. Cả 2 mẹ con đều không thoải mái ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé.
- Ảnh hưởng tới mẹ: Căng tức sau sinh ngoài việc gây ra cho mẹ những cơn đau còn dẫn tới việc mất sữa do tuyến sữa không còn hoạt động nữa. Ngoài ra, mẹ còn bị tắc các ống sữa và có thể bị viêm nhiễm tuyến vú.
4. Giải pháp nào để khắc phục khi ngực bị căng tức sữa?
Căng tức sữa khiến mẹ đau, khó chịu ảnh hưởng tới quá trình bú mẹ của bé, tuy nhiên có rất nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này:
- Cho bé bú thường xuyên: Sau khi sinh mẹ câng cho bé bú ngay và cữ bú cách nhau tầm 2-3 tiếng. Có thể cho bé bú nhiều hơn nếu bé đói.
- Dùng máy hút sữa: Hiện nay máy hút sữa là liệu pháp tối ưu đối với các bà mẹ giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến sữa mẹ trong đó có căng tức, cương sữa. Trong trường hợp này, máy hút sữa giúp thông tắc tia sữa, một số loại còn có chế độ masage nhẹ nhàng bầu ngực giúp mẹ dễ chịu, cải thiện cơn đau. Sau khi cho bé bú mà mẹ vẫm còn cảm giác đau nhức, mẹ nên sử dụng máy hút sữa để hút cạn sữa thừa ra ngoài. Điều này giúp bầu ngực mềm mại hơn, bé bú dễ dàng hơn mẹ giảm đau nhức.
- Chườm khăn ấm/lạnh: Trước khi cho bé bú các mẹ nên đắp khăn ấm/lạnh lên bấu ngực trước khi sữa chảy hoặc mẹ có thể tắm nước ấm dưới vòi hoa sen. Ngoài ra, mẹ chườm khăn lạnh trước và sau khi bé bú 10 phút cũng là một cách giúp giảm cương tức.
- Mặc áo ngực dành riêng cho việc cho con bú và đúng kích cỡ: Sau sinh ngực mẹ lớn hơn nên mẹ cần mặc áo size lớn, đảm bảo không có gọng gây đau đớn. Tốt nhất các mẹ nên sử dụng áo ngực chuyên dụng cho con bú để khắc phục tình trạng này.
- Massage nhẹ nhàng: Khi cho bé bú, các mẹ nên massage nhẹ nhàng bầu ngực và đầu ti. Điều này giúp kích thích sữa tiết ra và giảm đau nhức.
- Thay đổi tư thế khi cho bé bú: Mẹ có thể thay đổi tư thế thoải mái nhất cho bé bú để bé bú cạn bầu sữa, giúp giảm căng tức sữa cho mẹ.
5. Biện pháp ngăn ngừa căng tức sữa sau sinh ở các bà mẹ
- Sau khi sinh tầm 2 tiếng mẹ cần cho bé bú ngay và nên cho bé bú với tần suất từ 8-10 lần trong một ngày. Nếu bé ngủ, mẹ hãy đánh thức bé dậy để cho bé bú
- Nên cho bé bú cạn cả hai bầu ngực
- Tránh cho bé sử dụng núm vú giả hoặc bú bình
- Nếu bé phải bú bình, mẹ nên vắt, hút sữa cho vào bình cho bé bú, hạn chế dùng sữa công thức. Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Nếu bé không chịu bú và bú không hết nên sử dụng máy hút sữa để hút liên tục khi sinh để ngăn ngừa tình trạng căng tức sữa sau sinh cho mẹ.
Nguồn: meVanshop.com Tổng hợp