3 câu hỏi cực kì quan trọng trong lần đâu khám thai

Có thai lần đầu luôn làm các mẹ bối rối vì những điều cần phải làm khi lần đầu bước chân vào phòng khám. Chuẩn bị tâm lý và những điều cần thiết như thế nào cũng mẹ Vân tìm hiểu nhé!

Lịch khám thai định kì cho mẹ bầu

Khám thai đúng lịch và kịp thời

Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện mình có thai đó là đến ngay phòng khám để được bác sĩ chuẩn đoán và thông báo tình trạng thai nhi. Điều này giúp mẹ biết được rằng thai nhi có khỏe mạnh, bình thường hay không? Có vấn đề bất thường như việc: thia nhi nằm ngoài tử cung hay không có tim thai, vv…. Chuẩn đoán càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý tốt nhất.

Trước khi thai được tám tuần, mẹ cần tiến hành khi khám thia lần đầu tiên để phát hiện vấn đề. Lần khám thai này cũng cực kì quan trọng vì bác sĩ sẽ dự đoán tuổi thai, xác định ngày dự sinh.
Việc khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ giúp chẩn đoán được ngày dự sinh chính xác hơn những tháng giữa và cuối thai kỳ.

Chuẩn bị các câu trả lời cho bác sĩ

Nếu lần khám thứ hai, các mẹ bầu đã có một ít kinh nghiệm về khám thai rồi thì những mẹ có thai lần đầu tiên sẽ không khỏi những bỡ ngỡ khi khám thai. Nhưng nếu là lần đầu thì các mẹ nên trả lời rõ ràng và chi tiết tình trạng cơ thể nhé!
– Bạn có triệu chứng hay vấn đề gì bất thường kể từ kỳ kinh nguyệt cuối hay từng có vấn đề gì về sản phụ khoa không?
– Đây là lần mang thai thứ mấy? Nếu là lần thứ hai, bác sĩ sẽ hỏi bạn lần mang thai trước có gặp vấn đề như bỏ thai, sẩy thai không? Lần trước sinh thường hay mổ?
– Bạn có bệnh mãn tính nào không? Bạn dùng thuốc gì để chữa bệnh?
– Bạn có uống thuốc, thực phẩm chức năng nào trước khi mang thai?
– Gia đình bạn có người nào bị bệnh hiểm nghèo có khả năng lây hoặc di truyền không?
Việc trả lời chính xác những câu hỏi trên rất quan trọng trong lần đầu mang thai và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp trong tình huống xấu nhất.

Chuẩn bị những câu hỏi

Mẹ nên chuẩn bị những câu hỏi ra một tờ giấy và nhớ cầm theo để không bỏ sót các thắc mắc của mình nhé!

Phòng khám thai luôn đông đúc và nếu mẹ quên một câu hỏi nào đó thì có thể phải chờ đến tháng sau mới lại gặp được bác sĩ để hỏi. Dưới đây là một số điều bạn nên tìm hiểu trong lần đầu đến khám:

– Ngày dự sinh của tôi là ngày nào?
– Tôi có cần uống bổ sung vitamin không?
– Những triệu chứng mà tôi đang gặp phải (đau đầu, đau bụng, tức ngực chẳng hạn) có bình thường không?
– Không có các dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, mệt mỏi có phải là do tôi đang gặp trục trặc gì chăng?
– Tôi có thể làm gì để bớt ốm nghén?
– Bác sĩ có lời khuyên nào về việc tăng cân, tập luyện và dinh dưỡng không?
– Có thực phẩm nào mà tôi phải tránh ăn không?
– Tôi có thể quan hệ tình dục khi mang thai không?
– Những trường hợp mang thai nào là nguy hiểm? Tôi có nằm trong nhóm này không?
– Khi nào thì tôi nên đến bệnh viện ngay lập tức?

Nếu không kịp ghi lại, các mẹ có thể sử dụng chức năng ghi âm của điện thoại để không bỏ sót lời khuyên nào. Việc tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ không chỉ giúp mẹ phòng tránh những rủi ro không đáng gặp mà còn giúp các mẹ an tâm hơn trong thai kỳ và giúp trẻ khỏe mạnh!

Việc mang thai là điều thiêng liêng của người mẹ. Tuy nhiên việc có những kiến thức mang thai để con khỏe mạnh không phải mẹ nào cũng biết. Các mẹ hãy tìm hiểu thật cặn kẽ để con yêu của mình có một hành trình trong bụng mẹ tuyệt vời nhất nhé!

Thông tin hữu ích

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ – Mẹ chớ coi thường

4 Loại nước thần thánh giúp mẹ sau sinh lấy lại vòng eo thần tốc

Mùa đông mặc đồ ấm cho con thế nào mới chuẩn? Đa số mẹ bỉm sữa đều mắc sai lầm này

Lưu ngay chi tiết lịch tiêm chủng theo từng tháng cho bé năm 2019

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.