Tiêu chảy cấp – Đừng để mùa hè mất vui

Mùa hè thời tiết “khó chịu” khiến nhiều loại bệnh thường xuyên “ghé thăm” như tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp,… Chưa kể, thời điểm mùa hè rất dễ bùng phát thành dịch và tấn công các bạn nhỏ có sức đề kháng yếu. Vì thế bố mẹ nhớ chú ý để phòng bệnh cho bé yêu nhà mình nhé.

Theo ghi nhận từ tổ chức UNICEF trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy. Tại Việt Nam, mỗi năm có tới 1.100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy cấp.

Nguyên nhân bệnh “tiêu chảy cấp”

Trẻ em bị tiêu chảy cấp là khi đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ ngày và tình trạng kéo dài không quá 14 ngày. Nếu trẻ em bị tiêu chảy trên 14 ngày thì gọi là tiêu chảy kéo dài. Còn lại những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay sau khi sinh và kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.

Theo nghiên cứu của bộ y tế, có tới 80% nguyên nhân gây bệnh “tiêu chảy” là do vi-rút Rota gây nên. Nguyên nhân còn lại là do nhiễm trùng khuẩn như: E.Coli, tụ cầu tả, thương hàn,…

Các cơ quan y tế xếp hạng tiêu chảy cấp là một trong những căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng hoặc nặng hơn sẽ bị mất nước, gây tử vong. Rất nguy hiểm nên bố mẹ phải chú ý con trẻ nhiều hơn nhé.

Vệ sinh kĩ càng cho trẻ để chủ động phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ

Dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C và gây co giật
  • Đi ngoài từ 10-15 lần/ ngày
  • Phân lỏng, nhiều nước và có mùi chua nhiều khi có nhầy máu
  • Trẻ bị nôn trớ liên tục hoặc vài lần trong cùng ngày
  • Trẻ biếng ăn hơn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, tiểu ít
  • Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban

Tiêu chảy cấp cho bé ăn gì?

Nhanh chóng bù nước và điện giải cho trẻ khi bị tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp là điều cần thiết đầu tiên. Bằng cách uống oresol với liều lượng như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi uống 50-100ml
  • Trẻ từ 2 đến 10 tuổi uống 100-200ml
  • Trẻ trên 10 tuổi uống theo nhu cầu

Nhưng mẹ nên lưu ý, số lượng dung dịch cần uống (ml) = cân nặng (kg) của trẻ x 75.

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú và tăng số lần bú. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ và sữa thay thế mẹ cần cho bé ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu dinh dưỡng. Nên ăn thêm 1 lượng ít đồ có dầu mỡ để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn.

Thức ăn cho trẻ cần được nấu kĩ hơn, mềm và nấu loãng hơn bình thường. Mẹ nên cho bé ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho bé ăn thêm quả chín như chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm…trái cây chín loại mềm.

Có nên áp dụng các bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ?

Nếu trẻ mới chớm tiêu chảy mẹ có thể sử dụng gừng tươi nướng hoặc hồng xiêm xanh theo các bài thuốc dân gian để điều trị tại nhà cho bé nhưng khi đã bị tiêu chảy cấp kéo dài cần đưa tới các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị

Có thể mẹ quan tâm:

Comments

Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.