Sau sinh mẹ đi làm sớm những vẫn muốn con bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi vậy, mẹ tìm hiểu rất nhiều cách để dành sữa cho con bú. Vắt sữa để dành là một cách hữu ích giúp mẹ chăm con tốt hơn.
Đối với những mẹ không có điều kiện dùng máy hút sữa thì vắt sữa bằng tay cũng là cách cực hữu ích. Giúp mẹ bớt lo lắng rất nhiều trong vấn đề này. Ngoài ra, vắt sữa đều đặn còn giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị tắc sữa, căng tức sữa sau sinh.
Hôm nay, Mẹ Vân Shop xin chia sẻ với các mẹ cách vắt sữa bằng tay hiệu quả hơn hẳn nhé!
Xem thêm:
Giúp mẹ phân biệt máy hút sữa giả đang tràn lan trên thị trường
Cập nhật bảng giá Máy hút sữa tại Đà Nẵng
1.Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho việc vắt sữa
Mẹ cần chuẩn bị hết những dụng cụ cần thiết để quá trình vắt sữa diễn ra thuận lợi hơn. Những dụng cụ không thể thiếu như:
- Bình đựng sữa chuyên dụng: mẹ nên dùng loại tốt. Vì sữa mẹ cho con bú rất nhạy cảm nên mẹ hãy sử dụng loại bình làm bằng nhựa cao cấp không chứa chất BPA.
-
Túi trữa sữa: nếu không dùng bình trữ sữa mẹ phải dùng loại túi trữ sữa đã được tiệt trùng. Mẹ nên dùng túi trữ sữa từ các nhà cung cấp uy tín nhé.
-
Khăn ấm, khăn mềm sạch. Trước khi vắt sữa, mẹ nên dùng khăn ấm để chườm ngực và vệ sinh đầu ti thật sạch sẽ nhé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể massage ngực tầm 5-10 phút để kích thích sữa về tốt hơn.
2. Tiến hành vắt sữa bằng tay
Để vắt sữa được nhiều và hiệu quả hơn mẹ nên tuân thủ đúng những yếu tố sau đây:
- Mẹ nên chọn chỗ ngồi thoải mái một chút, tốt nhất có chỗ tựa sau lưng để tránh mỏi khi vắt sữa
-
Tậm trạng thoải mái, mẹ có thể vừa vắt sữa vừa nghe nhạc để thư giãn hơn.
-
Đầu tiên, mẹ dùng một tay để năng bầu vú lên, sao cho ngón trỏ đặt đúng dưới bầu vú. Ngón cái của mẹ phải nằm trên bầu vú và đối diện với ngón trỏ. Mẹ nên điều chỉnh tay cho phù hợp và cảm thấy thuận tiện nhất.
-
Sau đó, mẹ ấn nhẹ các ngón tay vào bầu ngực và giữ nguyên lực tác động. Tiếp đó, dùng ngón tay trỏ và ngón cái ép xuôi quầng vú về phía trước. Lúc đó, sữa sẽ được đẩy ra từ các khoang chứa sữa và tràn ra đầu ti.
-
Mẹ từ từ nới lỏng lực ở tay rồi tiếp tục thực hiện các động tác trên một lần nữa. Sau đó, mẹ chuyển sang bên ngực còn lại khi thấy sữa chảy chậm dần và ít lại. Mỗi bên ngực nên được vắt khoảng tầm 3-5 phút thì đổi bên.
3. Những lưu ý quan trọng khi vắt sữa bằng tay
-
Khi vắt sữa tránh dùng lực quá mạnh vì dễ làm tổn thương các mô ngực
-
Di chuyển ngón tay đều xung quanh vú để chắc chắn rằng không có tuyến sữa nào bị bỏ sót nhé.
-
Đảm bảo tay và ngực phải sạch sẽ trước và sau khi vắt sữa để đảm bảo nguồn sữa và ti mẹ không bị nhiễm khuẩn.
-
Nên xác định thời gian cho bé bú sữa để bảo quản sữa hợp lý.
-
Nếu sữa bỏ trong tủ đông, mẹ phải rã đông trước nửa ngày sau đó dùng máy hâm sữa rồi mới cho bé ăn nhé.
-
Tuyệt đối không được dùng lò vi sóng để hâm sữa, vì sẽ làm mất đi những chất quan trọng trong sữa.
Trên đây là cách vắt sữa mẹ bằng tay hiệu quả và đảm bảo nhất. Các mẹ nên làm theo để giúp con đủ sữa mẹ cho quá trình phát triển đầu đời nhé. Chúc các mẹ thành công!