Dầu tràm được chiết xuất hoàn toàn từ lá, thân, cành của cây tràm tràm gió, có công dụng rất tốt, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không thể dùng một cách đại khái, tràn lan, lúc nào cũng dùng được. Vì da của trẻ rất nhạy cảm, nếu mẹ vô tư dùng cho con mà không để ý rất dễ khiến trẻ bị kích ứng,… Mẹ nên tìm hiểu 5 cách sử dụng dầu tràm sau đây để đảm bảo an toàn cho con yếu nhé!
Nếu dầu tràm được chưng cất đúng chuẩn, đảm bảo là tinh dầu nguyên chất. Thì tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng đối với trẻ nhỏ như: massage, sát khuẩn, trị ho, trị vết côn trùng cắn, chứng đầy bụng,…
Trị vết côn trùng cắn
Trong dầu tràm có chất Eucalyptol (1,8 – Cineol, chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23-65%) có tác dụng sát khuẩn, giảm đau. Chính vì thế, nếu con bị côn trùng cắn, mẹ chỉ việc thoa một chú dầu tràm lên vết cắn. Điều này giúp cùng da tại vết cắn bớt sưng đỏ, giảm đau và ngứa cho bé.
Chữa chứng đầy hơi, khó tiêu
Thành phần Cineol có trong dầu tràm có tác dụng làm nóng và kích thích giảm đau dưới những vùng da.
Khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu mẹ chỉ cần cho một ít dầu tràm ra tay rồi massage ở vùng bụng. Mẹ massage nhẹ nhằng bằng các đầu ngón tay và theo chiều kim đồng hồ từ rốn con ra ngoài. Chất Cineol nhanh chóng thấm vào da, làm nóng vùng bụng và kích thích tuần hoàn máu.
Điều này góp phần hỗ trợ kích thích nhu động ruột, đẩy loạt khí ứ hơi thừa ra ngoài theo đường trung tiện. Giúp bé giảm dần triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
Massage cho bé
Đây là loại dầu gió nhưng dầu tràm lại không có tính nóng nên mẹ bỉm hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Đặc biệt là khi dùng dầu tràm để massage cho bé mà không sợ gây bỏng da, tổn thương da.
Thành phần Ceneol có trong dầu tràm giúp làm nóng, vì vậy giúp khí huyết lưu thông. Theo ngành y học cổ truyền, dầu tràm có mùi thơm, tính ấm có công dụng hoạt huyết khu phong.
Từ lâu, ông bà xưa vẫn sử dụng Dầu tràm như một loại dầu dùng để massage tại nhà.
Trị ho cho trẻ
Khi bé bị ho do thời tiết, trở mùa, mẹ chỉ việc lấy 1 ít tinh dầu tràm xoa vào tay mình cho hơi ấm. Tiếp sau đó mẹ massage lên vùng lưng, ngực và cổ bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới trong 2-3 ngày sẽ bớt.
Kháng khuẩn
Tính kháng khuẩn được đánh là ưu việt nhất trong những tác dụng của dầu tràm.
Cách sử dụng cũng khá là đơn giản:
Mẹ chỉ cần cho một vài giọt dầu tràm vào trong chén nước nóng, hoặc thấm miếng bông gòn vào một ít dầu tràm. Sau đó, để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch, tinh khiết hơn. Ngoài ra, mùi hương tràm thoang thoảng, dễ chịu và tạo cảm giác thoải mái cho bé.
4 điều cần nhớ khi sử dụng dầu tràm cho trẻ
Liều lượng sử dụng
Người lớn rất dễ khi sử dụng dầu tràm nhưng đối với sự nhạy cảm của trẻ nhở, mẹ cần lưu ý vè liều lượng như sau:
- 5 giọt để pha vào nước tắm
- 1 giọt khi dùng để massage
- 1 giọt khi dùng để thoa lòng bàn chân
- 1 giọt để thoa những vết muỗi hay côn trùng cắn
- 3-4 giọt nhỏ vào nước khi xông hơi
Chỉ nên sử dụng khi thực sự cần
Khi các bé bị ho, bị cảm lạnh hay bị côn trùng cắn mẹ có thể sử dụng dầu tràm. Tuy nhiên, nếu trẻ hoàn toàn khỏe mạnh mẹ đừng quá lạm dụng vào dầu tràm nhé. Vì thoa dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.
Để xa tầm tay trẻ em
Thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineole, một hoạt chất có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may bé cầm chơi và nuốt phải có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn… Trường hợp nghiêm trọng nhất khi các bé bị phản ứng quá mức với dầu tràm là gây động kinh.
Tránh vùng da nhạy cảm
Khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… vì tinh dầu có tính kích ứng mạnh có thể gây khó chịu cho bé.
Thông tin hữu ích:
9 mẹo xóa mờ vết rạn cho mẹ sau sinh
Máy hút sữa Medela Pump rút gọn có thực sự tốt?
6 chiêu giúp bé con ngủ ngon giấc hơn
5 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng hóa “vô dụng” khi mẹ dùng sai cách