Dịch sốt xuất huyết hiện đang hoành hành khắp thế giới. Với thời tiết thay đổi như hiện nay là điều kiện tốt cho loài muỗi truyền bệnh phát triển. Ngoài cách phòng bệnh thông thường, các mẹ có thể phòng bệnh cho bé và gia đình bằng các cách sau. Cùng tham khảo nhé!
Tính tới thời điểm hiện tại, cả nước đã có tới 60.000 ca lây nhiễm sốt xuất huyết và có tới 14 ca tử vong. Số liệu trên cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh truyền nhiễm này gây nên. Những ca bệnh mới tăng nhanh chóng mặt, chủ yếu ở miền Nam, Trung và Tây Nguyên.
Sốt xuất huyết là căn bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy, gia đình chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ đầu là việc làm cần thiết nhất.
Diệt muỗi, diệt lăng quảng, bọ gậy xung quanh nơi ở, nơi làm việc và tránh bị muỗi đốt là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Theo Trung tâm KH-KT lâm nghiệp, mỗi gia đình có thể tự diệt muỗi bằng cách tự nhiên.
– Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng vỏ quýt, hoa đinh hương, cây bạc hà có mùi hương có thể xua đuổi muỗi. Dùng các loại này cho vào túi lưới và để rải rác vào những góc tối giúp xua muỗi tốt.
1. Chống muỗi bằng cách tự nhiên
* Các loại cây cỏ rất có ích trong việc đuổi muỗi ( bằng cách đốt tạo khói và hương) như:
+ Vỏ quả bưởi, lá náng hoa trắng, bèo cái, cây ngải hoa vàng hoặc thanh cao phơi khô, đốt lấy khói hun.
+ Quả bồ kết phơi khô, cây gỗ thơm, cây hương như, bã mía, … đốt để tạo khói trong nhà giúp đuổi muỗi. Thời điểm chiều tối hoặc trước khi ngủ rất thích hợp để đốt xua muỗi. Đặc biệt lưu ý, chỉ đốt ở lượng vừa phải, giúp tạo khói, tạo mùi tránh bị ngạt khí. Với cách này, nhà vừa thơm tự nhiên mà còn giúp xua đuổi các loại côn trùng khác.
– Sử dụng các loại tinh dầu như tinh dầu sả, tinh dầu bạch đàn xanh pha loãng với nước để phun.
– Gia đình có thể tự chế dung dịch đuổi muỗi bằng cách sử dụng các nguyên liệu: ( Bách bộ 50g, nghể 20g, vỏ cổ giải 16g, rễ cây thuốc cá 16g, rễ cóc kèn 16g, dành dành bóng 20g cùng với 2 lít nước) sắc thành dung dịch phun vào những nơi nhiều ruồi, muỗi.
– Có thể sử dụng đèn bắt muỗi vì muỗi là loài thích ánh sáng, hướng quang.
– Muỗi ưa ẩn nấp trong bóng tối vì vậy buổi tối có thể mở cửa, quạt gió cho muỗi bay ra và đóng chặt cửa lại.
– Ở những nơi muỗi thích ẩn nấp có thể đặt một chai dầu gió để xua muỗi.
* Bảo vệ cơ thể:
– Nên mặc quần áo sáng màu vào thời điểm muỗi nhiều, vì màu sáng có tính phản quang, muỗi tránh xa
– Tắm rửa sạch sẽ, không còn mùi mồ hôi
– Nếu gia đình có điều kiện có thể sử dụng lưới chống muỗi
– Hiện nay trên thị trường có các sản phẩm kem hoặc dạng xịt chống muỗi trên cơ thể cũng rất hiệu quả nhưng chỉ dùng vừa phải vì sẽ không tốt cho da.
– Các loại cây trồng như sả, hương nhu, húng quế, dạ lan, bạc… có mùi hương có thể đuổi muỗi hiệu quả. Có thể trồng trong vườn hoặc làm cảnh đều được.
2. Giữ gìn vệ sinh chung xung quanh nơi ở
– Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, muỗi phát triển mạnh, bùng phát là có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản là do môi trường. Vệ sinh môi trường sạch sẽ có thể diệt muỗi 70%.
– Môi trường phát triển của muỗi chủ yếu là nơi tối tăm, ẩm ướt, nước đọng, các dụng cụ chứa nước không có năp đậy,… Vì vậy, để muỗi không sinh sôi nảy nở được cần dọn dẹp kĩ những nơi này.
– Phát quang bụi rậm, khơi thông nguồn nước đọng, đậy nắp các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp các loại chai lọ có thể đọng nước,…
– Muỗi là loài côn trùng lây nhiễm bệnh, vì vậy biện pháp phun thuốc muỗi và phun định kì là cách hữu hiệu để diệt muỗi nhanh, phạm vi lớn. Nhưng hạn chế dùng vì các chuyên gia đã khuyến cáo các gia đình không nên tự ý mua về hoặc thuê người về phun, nếu không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây hại cho môi trường sống.
>> Thông tin hữu ích:
- Dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường
- Sốt xuất huyết ảnh hưởng lớn đến trẻ em như thế nào? Cách điều trị
- Sốt xuất huyết – Mẹ bầu cẩn thận nguy hiểm