Tắc tia sữa, tắc tia sữa nổi cục hay áp xe vú là tên thường gọi của chứng bệnh thường gặp nhất trong giai đoạn cho con bú, xảy ra với mẹ sau sinh. Đặc biệt là các mẹ mới sinh con đầu lòng. Tình trạng này gây đau đớn và khó chịu cho các chị em nếu không được điều trị kịp thời.
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết ra sữa bình thường nhưng ống dẫn sữa bị hẹp lại hoặc ứ tắc khiến sữa thông thể thoát ra ngoài đầu vú được. Trong khi đó mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa, khiến cho bầu vú căng lên, tình trạng bị tắc sữa lại càng nghiêm trọng. Tắc sữa có thể xảy ra ở một bên ngực (tắc sữa một bên hay tắc tia sữa cục bộ) hoặc cả hai bên ngực. Dù là trong trường hợp nào thì tắc sữa cùng cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
Bệnh tắc tia sữa ở phụ nữ khi đang cho con bú
Tắc tia sữa khi cho con bú là trường hợp thường gặp nhất ở các mẹ sau sinh. Các mẹ sinh thường sẽ ít bị tắc hơn so với mẹ sinh mổ hoặc sinh con lần đầu. Tắc tia sữa khi đang cho con bú nếu không được chữa trị có thể kéo dài nhiều ngày không dứt.
Hãy luôn nhớ rằng hoạt động mút vú mẹ của bé sẽ làm cho sữa được thoát bớt ra ngoài, hạn chế tình trạng căng tức khó chịu ở bầu vú. Ngược lại nếu mẹ dừng cho bé bú trong thời gian này, chắc chắn là tình hình sẽ càng trầm trọng. Do đó, đừng thấy sữa bị tắc mà lo sợ mà ngưng việc bú sữa của con lại.
4 dấu hiệu chứng tỏ mẹ đang bị bệnh tắc tuyến dẫn sữa mới phát
Dấu hiệu mới phát
Cảm thấy căng tức ở đầu ti khi bé đòi bú nhưng lượng sữa chảy ra ít và theo giọt. Bầu sữa có cục cứng nổi lên hoặc sữa chảy thành từng giọt mà không phải là tia khi cố gắng bóp ra. Trong giai đoạn này , mẹ thường cảm thấy khó chịu và căng thẳng. Trường hợp này không nên dùng tay nặn hay bóp nắn mà hãy chườm ấm bằng khăn nóng kết hợp massage nhẹ nhàng đầu ngực.
Bệnh cương tức tia sữa bắt đầu chuyển biến nặng hơn
Triệu chứng có thể thấy trong giai đoạn này chính là khó chịu ở đầu vú, đau rát đầu ti, mẹ sốt nhẹ 37.5 -38 độ. Bầu ngực xuất hiện nhiều cục cứng xung quanh. Đỏ rát đầu ti kết hợp với các triệu chứng mệt mỏi bất thường. Người mệt mỏi con cũng trở nên quấy khóc nhiều hơn do thiếu sữa
Giai đoạn này diễn ra ngay sau giai đoạn đầu tiên 3-5 ngày. Ngoài cách massage và nhẹ nhàng chườm ấm. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về những phương pháp khác. Đây có thể là giai đoạn quan trọng dẫn tới các cấp độ bệnh nguy hiểm hơn sau này.
Bệnh chuyển biến xấu, bắt đầu xuất hiện mủ, sốt cao, tức ngực
Các triệu chứng bắt đầu trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn này. Viêm tắc trong giai đoạn này sẽ bắt đầu mưng mủ, xuất hiện dịch mủ tươm ra. . Mẹ trong giai đoạn này thường sốt cao lên tới 39 độ, cơ thể mệt mỏi kèm theo những biến chứng nguy hiểm tại bầu ngực.
Trong giai đoạn này: Các mẹ có thể sử dụng các các dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà. Có thể tham khảo đơn vị uy tín mà mẹ Vân shop đã gợi ý trong bài viết trước. >>shop mẹ Vân gợi ý địa chỉ thông tắc tia sữa uy tín tại Đà Nẵng
Nhiều trường hợp trở nặng còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ, chất lượng sữa của bé. Giai đoạn này, kháng sinh có thể được chỉ định để xử lý dịch mủ trong bầu ngực của mẹ nhưng tất nhiên, phải theo sự hướng dẫn và thăm khám của bác sĩ trước.
Áp xe vú và những biến chứng cực kì nguy hiểm
Sốt cao, bầu ngực căng cứng, có dịch mủ chảy ra và nổi nhiều cục, da vùng ngực đỏ ửng cả lên là biểu hiện đặc trưng trong giai đoạn này. Khi để nhiều ngày không được điều trị tích cực, bệnh có thể trở nặng và gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ.
Trường hợp này bắt buột phải được nhập viện điều trị, dưới sự thăm khám và theo dõi trực tiếp của bác sĩ, ngưng cho con bú và ngưng hút sữa. Vết thương của mẹ có thể đã nhiễm trùng nặng. Chủ quan sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ.
Bệnh tắc tia sữa là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy ngay từ khi có triệu chứng bệnh từ sớm, các mẹ hãy xử lý kịp thời và nhanh gọn tránh các biến chứng sau này của bệnh tiến triển nặng hơn.
Đọc thêm: >> shop mẹ Vân gợi ý địa chỉ thông tắc tia sữa uy tín tại Đà Nẵng
Đọc thêm: >> Mom’s Heaven trả lời một vài câu hỏi hay gặp về bệnh tắc tia sữa
Đọc thêm: >> Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé Đà Nẵng