Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, chưa thể tự bảo vệ được cho bản thân. Chính vì vậy, bố mẹ sẽ là người trực tiếp chăm sóc cho trẻ một cách chu đáo nhất. Chính vì bé còn nhỏ nên khả năng bị vi khuẩn tấn công là rất cao, đặc biệt có nhiều vấn đề bố mẹ cũng không thể lường trước được. Sau đây là 16 điều mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý để chăm con tốt hơn.
Bí quyết nuôi con khỏe mạnh, khoa học là điều bố mẹ cần tìm hiểu ngay từ bây giờ. Điều đó sẽ đảm bảo cho con lớn khôn và phát triển một cách toàn diện nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
4 tư thế ngủ sai lầm dễ gây hại cho con mẹ cần tránh ngay
Muốn con tăng cân, phát triển tốt mẹ bầu nên ăn những thứ này
1. Lưỡi trắng
Lưỡi trắng là trường hợp dễ xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đầu tiên, mẹ cần xác định nguyên nhân bé bị trắng lưỡi. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc bé bị lưỡi trắng, đó là do mẹ ít vệ sinh hoặc bé bị nhiễm nấm.
- Bé bị trắng lưỡi do không được vệ sinh thường xuyên: Mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên hơn bằng nước muối sinh lí, Borate hoăch Denicol.
-
Nguyên nhân do bị nhiễm nấm: ở trường hợp này, mẹ rơ lưỡi cho con bằng thuốc kháng sinh nấm. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên vệ sinh đầu ti của mình sạch sẽ hơn để đảm bảo an toàn.
2. Chảy nước mắt sống, đau mắt
-
Trường hợp trẻ bị chảy nước mắt sống từ lúc mới sinh: Điều này là do lệ đạo bị tắc bẩm sinh. Cần nhỏ nước muối sinh lý hoặc kết hợp việc nhỏ nước muối sinh lý cùng với day ấn lệ đạo. Nếu không khỏi phải tiến hành bơm rửa và thông lệ đạo.
-
Mắt có ghèn xanh: mẹ nên tiến hành nhỏ Tobrex hoặc Neocin. Để làm việc này, các mẹ nên nhỏ lúc trẻ đã ngủ. Vì nếu trẻ thức nhỏ thuốc sẽ khiến trẻ sợ, khóc và thuốc sẽ theo đường nước mắt ra ngoài.
3. Trẻ bị chàm sữa, khô da mặt
Nếu trẻ gặp trường hợp này, mẹ có thể cho trẻ dùng thử các loại giữ ẩm như Cetaphil hay Atopiclair hay Dexeryl hay Eucerin hay Sudocrem… Nếu khồn thuyên giảm nên bôi loại có chứa Corticoide liều thấp như Eumovate. Dùng Eumovate đỡ thì giảm liều sau đó chuyển sang các loại giữ ẩm. Trường hợp này hầu hết trẻ sẽ hết dan trong sáu tháng.
4. Phân trẻ nhỏ
– Trẻ đi hoa cà hoa cải: Mẹ phải coi lại thức ăn mình nạp vào cơ thể. Mẹ không nên ăn đồ ăn mua bên ngoài, trái cây lạ (ít ăn hoặc chưa bao giờ ăn), mẹ nên uống thêm trà gừng, con nít thì đi lẹt sẹt.
– Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình đi ngoài ra máu:Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng đường ruột. Có thể trẻ bị dị ứng đạm trong sữa hoặc do trẻ nuốt phải máu từ ngực của mẹ. Trường hợp trẻ bị tới 2 lần liên tiếp thì mẹ phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
5. Nhiều ngày không đi cầu mà phân mềm
Trường hợp nếu trẻ chậm đi cầu thì mẹ chỉ cần xoa bụng theo chiều kim đồng hồ thôi. Còn trẻ đã lớn nếu phân cứng ngắc là do trẻ bị táo bón, chỉ cần uống thuốc mềm phân, uống nhiều nước, ăn thêm sữa chua.
6. Trẻ bị ho, sổ mũi
– Nếu bị sổ mũi: mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn. Bên cạnh đó, bôi dầu vào lòng bàn chân, kiểm tra xem phòng có hầm hoặc nhiệt độ có thấp không.
– Nếu trẻ có đờm nhiều: nên bú nhiều, uống nhiều nước để đờm loãng ra và tiêu biến. Nếu cho trẻ uống thuốc long đờm phải có chỉ định của bác sĩ. Vì khi tự uống lòng đờm có thể khiến trẻ ho hơn.
7. Trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh
Bởi vậy, ngay từ đầu các mẹ cần: chích ngừa cúm, cho bé ngủ đủ giấc, bú no, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm hợp vệ sinh, tăm nước ấm, tránh gió, không được uống nước đá. Nếu trẻ đã đi mẫu giáo hoặc đến nhà trẻ, khi về đến nhà phải được nhỏ mũi và thay quần áo liền.
8. Trẻ có hạch sau tai
Hạch sau tai nếu không làm trẻ đau, không to ra thì không vấn đề gì. Loại hạch này có thể bất cứ lúc nào, dễ nổi hoặc có thể trẻ mới bị sốt hay cảm xong nên nổi, khi trẻ lớn sẽ hết.
9. Tự nhiên phát hiện hạch nách trái hay vùng hỏm đòn trái
Các mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều, đó có thể là triệu chứng do sau chích ngừa lao mà thôi. Nếu hạch mềm nhiều thì rạch, nếu cứng thì không cần làm gì chỉ theo dõi thôi. Cũng không cần uống thuốc.
Nếu bị mưng mủ và tạo sẹo sau chích ngừa lao ở vai trái thì là dấu hiệu tốt đấy. Thường thì 1-5 tháng mới có, nên mẹ chỉ cần rửa nhẹ nhàng thôi nhé.
10. Rốn không sạch
Các mẹ nên dùng cồn 70 độ rửa sát chân rốn sau đó bôi Betadin hay Milian. Nếu trẻ không bớt thì đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp rốn rỉ máu kéo dài, phải đưa trẻ đi khám xem có thiếu vitamin K không mẹ nhé.
11. Trẻ bị vàng da do ăn nhiều cà rốt, bí đỏ
Bé xuất hiện vùng da màu vàng ở lòng bàn tay, chân, cánh mũi, khi nhìn nghiên thấy rõ ràng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường do mẹ cho trẻ ăn nhiều cà rốt, bí đỏ, đu đủ. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này, một thời gian sau sẽ hết ngay thôi.
12. Bệnh vàng da ở trẻ nhỏ
– Nếu trẻ dưới 15 ngày tuổi, vàng da tăng rõ rệt từng ngày, nhất là vàng cả vùng ngực: mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay.
– Nếu trẻ đã trên 15 ngày tuổi thì không cần lo nhiều mẹ nhé, nếu trẻ bú tốt và tăng cân thì thường 3 tháng sẽ hết dần.
13. Mọc răng
Thường các mẹ sẽ nghĩ trẻ chậm mọc răng do thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này là không đúng, cái này là tùy vào ơ địa của mỗi người. Có bé mọc sớm có bé mọc muộn, có bé mọc nhiều răng một lúc nhưng có bé chỉ mọc vài cái.
Trẻ thường sẽ bắt đầu mọc răng trong giai đoạn từ 6-9-11 tháng, tuy nhiên có nhiều trẻ hơn 12 tháng mới mọc. Mẹ không cần lo lắng quá, chỉ cần bé duy trì bú tốt, cân tốt, ăn dặm tốt là được.
14. Tự nhiên bé tiêu chảy
Tiêu chảy thường là do thức ăn. Bởi vậy, mẹ cần phải coi lại thức ăn của cả mẹ và con nhé. Nếu tiêu chảy bình thường không có máu thì không cần quá lo, chủ yếu phải cung cấp đủ nước cho trẻ, không để trẻ mất nước.
Những lúc này, mẹ nên cho bé bú nhiều, uống nhiều nước. Thường thì bị tiêu chảy cũng phải tầm 3-7 ngày mới hết. Nếu trẻ bị tiêu kéo dài, thì mẹ nên cho bé uống Oresol và nhờ bác sĩ can thiệp ngay.
15. Trẻ nhỏ có những nốt trắng trên nướu
Mẹ không cần lo lắng quá, đó chẳng qua chỉ là nanh sữa thôi ạ. Mẹ không nên tự ý cạy những nốt này. Nó sẽ tự hết, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé đâu ạ.
16. Bé cần uống thêm bao nhiêu nước thì đủ
– Sữa chính là nước : trẻ dưới 6 tháng không cần uống thêm nước nhé. Chỉ cần mẹ cho bé bú đủ, bú thường xuyên là đủ ạ.
– Trẻ hơn 6 tháng mà bú lượng sữa từ 100 ml nhân cho cân nặng trở lên thì cũng không cần thêm nước.
– Trẻ nhỏ uống nước, mát miệng nên sẽ không chịu uống sữa; uống nhiều nước sẽ không có bụng để uống sữa.
– Trẻ lớn nữa thì ưu tiên uống sữa ít nhất 500ml, uống thêm nước tùy theo cân nặng.
– Trẻ sau 3 tuổi trở lên cần chú ý cho bé uống đủ nước.
Trên đây là 16 bí kíp cực khoa học về cách chăm con nhỏ các mẹ bỉm sữa chưa có kinh nghiệm nên tham khảo thêm nhé! Điều này không những tốt cho con, giúp con phát triển khỏe mạnh an toàn mà còn giúp mẹ đỡ lo lắng hơn nữa đấy.
Chúc mẹ khỏe, bé mau lớn đáng yêu ạ!
>>> Thông tin hữu ích:
-
7 dấu hiệu cho thấy thai nhi không an toàn trong bụng mẹ – cùng tìm hiểu để bảo vệ con mẹ ơi!
-
Giải mã sức hút của máy hút sữa Medela được hội mẹ bỉm sữa tin dùng