1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh lây truyền, do vi-rut đường ruột Coxsackie gây ra. Khả năng lây lan của vi-rút này rất nhanh, có thể lây lan qua đường miệng, chất nhầy tiết từ mũi và cả chất thải của trẻ bị bệnh. Các đường lây truyền bệnh có thể từ:- Qua tiếp xúc giữa trẻ bình thường với trẻ bị bệnh. Trong lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện có thể làm văng nước bọt, chất từ mũi,… làm trẻ lành nhiễm bệnh.
Khi chơi đồ chơi chung của nhau, trẻ lành cầm, nắm đồ chơi có dính nước bọt, nước mũi của trẻ bệnh dây vào.
Những người lớn chăm sóc cả trẻ bệnh và trẻ lành, gián tiếp gây bệnh cho nhau.
Sau khi dính những thứ từ trẻ bệnh sang trẻ lành, vi-rút lập tức phát triển rất nhanh. Xâm nhập vào cơ thể trẻ qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Từ đây nó phát triển cực nhanh, có thể gây ra các tổn thương trên da và niêm mạc của trẻ.
2. Các triệu chứng để nhận biết trẻ em bị mắc tay chân miệng (TCM)
- Trẻ bị sốt: đây là triệu chứng dễ biết nhất, mẹ nên lưu ý khi đã vào mua dịch bệnh. Trẻ có thể sốt nhẹ giao động từ 37,5°C – 38°C hoặc sốt cao từ 38°C đến 39°C.
Bị loét miệng: Trẻ bị điều này là vì các bóng nước có đường kính khoảng 2-3mm trên niêm mạc miệng bị vỡ ra. Sau đó tạo thành những vết lở loét, trẻ cảm thấy rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.
Xuất hiện bóng nước: nổi lên trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở niêm mạc miệng, đầu gối và mông. Tuy nhiên khi ấn vào lại không đau.
Những trường hợp không điển hình, ít xuất hiện: Bóng nước xen kẽ rất ít với những hồng ban. Có thể không có bóng nước mà chỉ có hồng ban, hoặc chỉ loét miệng đơn thuần mà thôi.
Trẻ đã bị bệnh rất nặng khi: Sốt cao liên tục không giảm, trẻ nôn ói nhiều, tay chân run rẩy, đi đứng loạng choạng.Trẻ thở nhanh, gấp, khi ngủ rất hay bị giật mình.
Bố mẹ chú ý nhé, phải quan sát kĩ con yêu. Nếu trẻ có những biểu hiện trên nghi ngờ bị bệnh phải đến bệnh viện hoặc các sơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời.
3. Chăm sóc cho trẻ khi bị mắc tay chân miệng
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị vì vậy bố mẹ phải tuyệt đối tuân thủ những quy tắc của bác sĩ, chuyên gia để bệnh nhanh khỏi. Khi mắc bệnh, chắc chắn trẻ sẽ bị tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau. Điều này khiến trẻ kém ăn, có khả năng dẫn đến hạ đường máu. Vì vậy:- Bố mẹ nên dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc sát trùng niêm mạc miệng. Như nước muối 0,9%, Kamistad…
- Phải thường xuyên vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn. Nên tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ nhàng như nước lá chè hoặc lá chân vịt… Có thể dùng dung dịch Betadin để bôi các tổn thương ngoài da của trẻ sau khi tắm.
4. Phòng bệnh TCM cho con yêu
Hiện tại chưa có vac-xin phòng bênh TCM. Chính vậy, việc bố mẹ cần làm ngay lúc này là phòng bệnh cho con yêu ngay từ bây giờ. Bố mẹ lưu ý những điểm sau đây để phòng bệnh cho con tốt hơn nhé:- Phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Tốt nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ nhỏ.
Nên rửa sạch sẽ tất cả các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ. Lau cả sàn nhà bằng nước và xà phòng chuyên dụng sau đó khử trùng bằng Chloramin B 5%.
Tập cho trẻ chấm dứt trình trạng ngậm, mút tay, tuyệt đối bỏ được tật này. Không nên cho con ngậm vú giả nhiều. Phải luôn cắt móng tay, móng chân cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ, kể cả ở người lớn.
Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều nơi đông người, những người mắc bệnh hoặc ngi ngờ mắc bệnh.